- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Từ mẫu giáo tới lớp 2
Bộ tài liệu do Teacher Vision cung cấp giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn khi giúp con xử lý bài tập về nhà.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:
Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Cha mẹ hãy coi bài tập về nhà như một cây cầu. Nhờ đó, con bạn sẽ được:
Điều cơ bản đầu tiên bạn có thể làm là giúp trẻ hình thành sự hứng thú và trách nhiệm với việc học.
Tạo dựng nền móng tốt cho con
– Hãy làm gương cho con bằng cách bản thân bạn chăm chỉ đọc sách. Biến sách, báo, tạp chí trở thành một phần trong cuộc sống cả gia đình. Lập tủ sách gia đình.
– Thường xuyên cùng con tới thư viện và đăng ký thẻ thư viện cho trẻ.
– Dùng sách làm quà tặng. Đăng ký mua tạp chí thiếu nhi hàng tháng. Đề nghị trẻ chỉ cho bạn thấy nội dung toán học nằm ở đâu trong một bài báo, câu chuyện, tấm hình.
– Cho trẻ thấy các con số được sử dụng hàng ngày trong hoạt động nấu ăn, bấm số điện thoại, tìm trang sách…
– Làm một hộp kỷ niệm, lưu vào đó bài tập ở trường và những “kho báu” của trẻ. Cùng kiểm tra hộp định kỳ. Đây là cách củng cố những gì trẻ đã học.
– Tặng trẻ một cuốn sổ để trẻ viết vào đó, ghi lại các sự kiện ý tưởng bằng lời và hình vẽ.
– Dành riêng thời gian mỗi ngày để chỉ nói chuyện với con. Sáng tạo các câu chuyện toán học, chia sẻ trải nghiệm của bạn, hỏi ý kiến của con.
– Chơi trò “Tell me why”. Bằng cách luân phiên cùng con khám phá, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, như mây, gió…
– Chơi trò chơi với số và tạo ra các câu đố về số. Ví dụ: “Mẹ đang nghĩ tới 1 con số nằm trong khoảng từ 5 đến 8. Nó không phải số chẵn. Đố con biết đó là số gì?”.
– Khích lệ con giải quyết vấn đề. Đưa ra những câu hỏi bất ngờ, đặt trong cặp sách/hộp cơm trưa của con. Ví dụ: “Mẹ sẽ cho con 10.000 khi con về nhà. Con muốn những tờ tiền mệnh giá nào để đủ 10.000?”.
– Khi chuẩn bị bữa tối, để con giúp bạn sắp xếp nguyên liệu và thực hiện một số phép tính số lượng, trọng lượng.
– Sử dụng thuật ngữ toán học trong các cuộc trò chuyện hàng ngày để hỗ trợ quan điểm: Toán học có ở khắp nơi. Khuyến khích con ước tính hay nói cho bạn thời gian hoàn thành một việc nào đó. Nếu bạn đo chiều cao của con và ghi lại trên tường, để con tự làm việc này khi con lớn thêm.
– Khích lệ thái độ tích cực với việc học bằng cách thảo luận những điều mới mẻ sau một chuyến du lịch gia đình, tới bảo tàng, ở nơi làm việc…
– Giúp trẻ hình thành thói quen làm hết việc này mới chuyển sang việc khác.
– Giúp trẻ ghi nhớ khái niệm và kỹ năng toán học mà trẻ được học bằng cách biến chúng thành trò chơi, vở kịch… Để thêm phần thú vị, bạn có thể chuẩn bị cả trang phục, sân khấu…
– Chúc mừng con vì đã nỗ lực và kiên trì khi con hướng tới việc thành thạo các kỹ năng ngoài trường học. Ví dụ, trở thành cầu thủ bóng đá, tay lái xe đạp cừ khôi. Củng cố ý tưởng trong não trẻ về tầm quan trọng của việc thực hành, luyện tập.
Mẹo giúp trẻ xử lý bài tập về nhà, nâng cao hiệu quả học tập
– Lập lịch trình/thời khoá biểu để đánh dấu sự chuyển đổi giữa đến trường và về nhà. Với một số trẻ, đó có thể là khoảng thời gian ăn món nhẹ, trò chuyện vui vẻ hay chơi với thú cưng. Với những trẻ khác, đó có thể là khoảng thời gian thay quần áo đồng phục bằng quần áo thoải mái ở nhà.
– Giúp trẻ phát triển thói quen làm bài tập về nhà phù hợp. Ví dụ: đổ hết đồ trong cặp ra xem có tờ nhắn của giáo viên hay phiếu bài tập không.
– Giúp trẻ lập thời khoá biểu làm bài tập về nhà và kiên trì áp dụng. Một số trẻ thích về tới nhà là làm bài tập ngay. Một số khác muốn được xử hơi trước, nhấm nháp chút gì đó ngon và chơi đùa rồi mới ngồi vào bàn.
– Trò chuyện về trường học mỗi ngày. Thi thoảng đề nghị con dạy bạn bất cứ thứ gì trẻ học được ở trường. Trẻ sẽ nhận được thông điệp: bạn coi trọng việc học tập ra sao.
– Khích lệ trẻ chịu trách nhiệm cho bài tập của mình. Để con biết rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ con nếu cần. Nhưng trước hết, trẻ phải tự lực đã.
– Khích lệ trẻ nhờ giáo viên giúp trước khi tan học nếu chưa hiểu điều gì đó về bài học trên lớp.
– Khích lệ trẻ chọn địa điểm làm bài tập về nhà yêu thích. Tới nơi này hàng ngày. Nếu bạn có thể giảm thiểu tối đa sự xao nhãng, bàn bếp thường là nơi làm bài tập lý tưởng. Bạn vừa có thể quan sát, hỗ trợ trẻ kịp thời vừa hoàn thành việc riêng của mình.
– Nếu một chủ đề trẻ chưa hiểu rõ xuất hiện khi bạn và con trò chuyện, giúp con tìm kiếm thông tin trong sách, tạp chí, tivi… Đặt câu hỏi và làm mẫu phương pháp học thích hợp như ông lại bảng chữ cái khi tra thông tin trong phần phụ lục.
– Khi bạn thấy con trở nên khó chịu và không còn hứng thú nữa, hãy trấn an bé rằng đó là cảm giác ai cũng có. Gợi ý các cách để trẻ xử lý tâm trạng này: nghỉ ngơi 1 lát, ăn một món ăn nhẹ…
Riêng với môn Toán
– Khi làm bài tập về nhà môn Toán, khích lệ trẻ đặt những câu hỏi cơ bản như: “Mình được yêu cầu phải tìm gì?”, “Đề bài đã cho những gì?”.
– Khích lệ trẻ gạch chân hoặc khoanh tròn yêu cầu đề bài. Sau khi đưa ra đáp án, trẻ có thể đảm bảo rằng, trẻ đã trả lời được câu hỏi đã gạch chân/khoanh tròn.
– Phần lớn lỗi khi giải toán gây ra do sự bất cẩn chứ không phải thiếu hiểu biết. Trẻ cộng vào trong khi nên trừ đi và ngược lại. Giúp trẻ hình thành thói quen phân biệt các dấu trước khi làm toán.
– Giúp trẻ hình thành thói quen kiểm tra lại những gì đã làm.
– Khích lệ con trả lời mọi bài toán và đánh dấu vào những phần cần phải xem xét lại. Nếu trẻ không chắc về đáp án của mình, động viên trẻ tìm kiếm trợ giúp từ bạn, những người thân khác, bạn của trẻ, giáo viên…
Theo Teacher Vision
Bộ tài liệu do Teacher Vision cung cấp giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn khi giúp con xử lý bài tập về nhà.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:
Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.
Cha mẹ hãy coi bài tập về nhà như một cây cầu. Nhờ đó, con bạn sẽ được:
- rèn luyện các kỹ năng
- hấp thụ, chuyển hoá các thông tin
- hình thành tinh thần trách nhiệm với công việc bản thân
Điều cơ bản đầu tiên bạn có thể làm là giúp trẻ hình thành sự hứng thú và trách nhiệm với việc học.
Tạo dựng nền móng tốt cho con
– Hãy làm gương cho con bằng cách bản thân bạn chăm chỉ đọc sách. Biến sách, báo, tạp chí trở thành một phần trong cuộc sống cả gia đình. Lập tủ sách gia đình.
– Thường xuyên cùng con tới thư viện và đăng ký thẻ thư viện cho trẻ.
– Dùng sách làm quà tặng. Đăng ký mua tạp chí thiếu nhi hàng tháng. Đề nghị trẻ chỉ cho bạn thấy nội dung toán học nằm ở đâu trong một bài báo, câu chuyện, tấm hình.
– Cho trẻ thấy các con số được sử dụng hàng ngày trong hoạt động nấu ăn, bấm số điện thoại, tìm trang sách…
– Làm một hộp kỷ niệm, lưu vào đó bài tập ở trường và những “kho báu” của trẻ. Cùng kiểm tra hộp định kỳ. Đây là cách củng cố những gì trẻ đã học.
– Tặng trẻ một cuốn sổ để trẻ viết vào đó, ghi lại các sự kiện ý tưởng bằng lời và hình vẽ.
– Dành riêng thời gian mỗi ngày để chỉ nói chuyện với con. Sáng tạo các câu chuyện toán học, chia sẻ trải nghiệm của bạn, hỏi ý kiến của con.
– Chơi trò “Tell me why”. Bằng cách luân phiên cùng con khám phá, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, như mây, gió…
– Chơi trò chơi với số và tạo ra các câu đố về số. Ví dụ: “Mẹ đang nghĩ tới 1 con số nằm trong khoảng từ 5 đến 8. Nó không phải số chẵn. Đố con biết đó là số gì?”.
– Khích lệ con giải quyết vấn đề. Đưa ra những câu hỏi bất ngờ, đặt trong cặp sách/hộp cơm trưa của con. Ví dụ: “Mẹ sẽ cho con 10.000 khi con về nhà. Con muốn những tờ tiền mệnh giá nào để đủ 10.000?”.
– Khi chuẩn bị bữa tối, để con giúp bạn sắp xếp nguyên liệu và thực hiện một số phép tính số lượng, trọng lượng.
– Sử dụng thuật ngữ toán học trong các cuộc trò chuyện hàng ngày để hỗ trợ quan điểm: Toán học có ở khắp nơi. Khuyến khích con ước tính hay nói cho bạn thời gian hoàn thành một việc nào đó. Nếu bạn đo chiều cao của con và ghi lại trên tường, để con tự làm việc này khi con lớn thêm.
– Khích lệ thái độ tích cực với việc học bằng cách thảo luận những điều mới mẻ sau một chuyến du lịch gia đình, tới bảo tàng, ở nơi làm việc…
– Giúp trẻ hình thành thói quen làm hết việc này mới chuyển sang việc khác.
– Giúp trẻ ghi nhớ khái niệm và kỹ năng toán học mà trẻ được học bằng cách biến chúng thành trò chơi, vở kịch… Để thêm phần thú vị, bạn có thể chuẩn bị cả trang phục, sân khấu…
– Chúc mừng con vì đã nỗ lực và kiên trì khi con hướng tới việc thành thạo các kỹ năng ngoài trường học. Ví dụ, trở thành cầu thủ bóng đá, tay lái xe đạp cừ khôi. Củng cố ý tưởng trong não trẻ về tầm quan trọng của việc thực hành, luyện tập.
Mẹo giúp trẻ xử lý bài tập về nhà, nâng cao hiệu quả học tập
– Lập lịch trình/thời khoá biểu để đánh dấu sự chuyển đổi giữa đến trường và về nhà. Với một số trẻ, đó có thể là khoảng thời gian ăn món nhẹ, trò chuyện vui vẻ hay chơi với thú cưng. Với những trẻ khác, đó có thể là khoảng thời gian thay quần áo đồng phục bằng quần áo thoải mái ở nhà.
– Giúp trẻ phát triển thói quen làm bài tập về nhà phù hợp. Ví dụ: đổ hết đồ trong cặp ra xem có tờ nhắn của giáo viên hay phiếu bài tập không.
– Giúp trẻ lập thời khoá biểu làm bài tập về nhà và kiên trì áp dụng. Một số trẻ thích về tới nhà là làm bài tập ngay. Một số khác muốn được xử hơi trước, nhấm nháp chút gì đó ngon và chơi đùa rồi mới ngồi vào bàn.
– Trò chuyện về trường học mỗi ngày. Thi thoảng đề nghị con dạy bạn bất cứ thứ gì trẻ học được ở trường. Trẻ sẽ nhận được thông điệp: bạn coi trọng việc học tập ra sao.
– Khích lệ trẻ chịu trách nhiệm cho bài tập của mình. Để con biết rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ con nếu cần. Nhưng trước hết, trẻ phải tự lực đã.
– Khích lệ trẻ nhờ giáo viên giúp trước khi tan học nếu chưa hiểu điều gì đó về bài học trên lớp.
– Khích lệ trẻ chọn địa điểm làm bài tập về nhà yêu thích. Tới nơi này hàng ngày. Nếu bạn có thể giảm thiểu tối đa sự xao nhãng, bàn bếp thường là nơi làm bài tập lý tưởng. Bạn vừa có thể quan sát, hỗ trợ trẻ kịp thời vừa hoàn thành việc riêng của mình.
– Nếu một chủ đề trẻ chưa hiểu rõ xuất hiện khi bạn và con trò chuyện, giúp con tìm kiếm thông tin trong sách, tạp chí, tivi… Đặt câu hỏi và làm mẫu phương pháp học thích hợp như ông lại bảng chữ cái khi tra thông tin trong phần phụ lục.
– Khi bạn thấy con trở nên khó chịu và không còn hứng thú nữa, hãy trấn an bé rằng đó là cảm giác ai cũng có. Gợi ý các cách để trẻ xử lý tâm trạng này: nghỉ ngơi 1 lát, ăn một món ăn nhẹ…
Riêng với môn Toán
– Khi làm bài tập về nhà môn Toán, khích lệ trẻ đặt những câu hỏi cơ bản như: “Mình được yêu cầu phải tìm gì?”, “Đề bài đã cho những gì?”.
– Khích lệ trẻ gạch chân hoặc khoanh tròn yêu cầu đề bài. Sau khi đưa ra đáp án, trẻ có thể đảm bảo rằng, trẻ đã trả lời được câu hỏi đã gạch chân/khoanh tròn.
– Phần lớn lỗi khi giải toán gây ra do sự bất cẩn chứ không phải thiếu hiểu biết. Trẻ cộng vào trong khi nên trừ đi và ngược lại. Giúp trẻ hình thành thói quen phân biệt các dấu trước khi làm toán.
– Giúp trẻ hình thành thói quen kiểm tra lại những gì đã làm.
– Khích lệ con trả lời mọi bài toán và đánh dấu vào những phần cần phải xem xét lại. Nếu trẻ không chắc về đáp án của mình, động viên trẻ tìm kiếm trợ giúp từ bạn, những người thân khác, bạn của trẻ, giáo viên…
Theo Teacher Vision