Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Chăm sóc da mụn

ngocnhu1375

Thành viên cấp 1
Tham gia
26/10/20
Bài viết
12
Thích
0
Điểm
1
#1
Routine chuẩn để chăm sóc da mụn
Bước 1: TẨY TRANG

(TỐI) Tẩy trang là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da cơ bản. Tẩy trang giúp da loại bỏ lớp trang điểm và những bụi bẩn bám sâu vào da mặt mà nếu chỉ rửa bằng nước sẽ không sạch được.

Bước 2: Rửa mặt với SỮA RỬA MẶT

(SÁNG - TỐI) Rửa mặt lại với sữa rửa mặt 2 lần/ngày sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và tẩy trang còn trên da.

Bước 3: TẨY TẾ BÀO CHẾT

(SÁNG/TỐI) Tẩy tế bào chết là bước đặc biệt quan trọng mà các chuyên gia làm đẹp luôn nhấn mạnh trước khi thực hiện các liệu pháp chăm sóc da. Hãy thực hiện 2-3 lần/tuần để loại bỏ lớp tế bào chết bên trên bề mặt da, giúp da hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Bước 4: Cân bằng da với TONER

(SÁNG - TỐI) Khi thực hiện xong bước tẩy da chết, bạn nên sử dụng nước cân bằng (Toner) để cân bằng độ pH tự nhiên cho da, giúp cấu trúc của da không bị thay đổi. Từ đó hạn chế tình trạng da bị mụn hoặc dễ bị khô.

Bước 5: Đưa tinh chất vào da với SERUM

(TỐI) Bạn cần tùy vào tình trạng da mà bạn chọn cho mình loại serum tốt nhất với thành phần, xuất xứ và tác dụng phục hồi da phù hợp.

Bước 6: Sử dụng CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ

(SÁNG/TỐI) Đừng quên sử dụng các mỹ phẩm đặc trị trong quy trình chăm sóc da cơ bản nếu như da bạn đang gặp phải tình trạng: mụn trứng cá, thâm nám,…
Đối với các dòng mỹ phẩm chứa các hoạt chất AHA, BHA hay Glycerin, bạn nên thoa và để yên trên da trong vòng 20 - 30 phút. Việc làm này sẽ giúp các hoạt chất hoạt động trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 7: Dưỡng da với KEM DƯỠNG ẨM

(SÁNG - TỐI) Dưỡng ẩm da là bước giúp cho các sản phẩm đặc trị dễ dàng hấp thụ nhanh và sâu vào bên trong da. Kem dưỡng ẩm hoặc các dòng serum dưỡng ẩm còn có tác dụng cấp nước cho da, chống bong tróc da.

Bước 8: Bảo vệ da với KEM CHỐNG NẮNG

(SÁNG) Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da cơ bản. Kem chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi tia của tím cũng như tránh các tác nhân gây tổn thương nghiêm trọng cho da.



Q&A về mụn
1. Tại sao da bị mụn hoài không hết, mặc dù đã điều trị mụn nhiều lần?

Da bị mụn hoài không hết có thể là do liệu pháp điều trị mụn chưa phù hợp với tình trạng mụn bạn đang mắc phải. Hoặc bạn đang mắc những sai lầm trong cách chăm sóc da mụn tại nhà. Vì vậy bạn cần phải hiểu rõ về làn da cũng như nguyên nhân gây mụn để làm sạch toàn diện, tránh phát sinh viêm nhiễm.

2. Da bị mụn có nên tẩy tế bào chết?

Tẩy tế bào chết cho da mụn là bước không thể thiếu. Nhưng, bạn cần phải lưu ý: phải tẩy da thật nhẹ nhàng bằng bông mịn, tránh trà xát và sử dụng những dòng sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ chiết xuất từ tự nhiên, tránh dòng sản phẩm có hạt để không làm tổn thương các nốt mụn gây viêm nhiễm nặng hơn.

3. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt liên tục trong ngày khi da bị mụn có tốt không?

Khi da bị mụn, nên chú ý việc lựa chọn sữa rửa mặt sao cho phù hợp. Việc tẩy rửa với sửa rửa mặt thường xuyên không chỉ làm cho làn da bạn bị kích ứng, khô sần mà còn kích thích các tuyến nhờn làm cho các chất bã dầu tiết ra nhiều và gây mụn nhiều hơn. Bạn chỉ nên rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ngày là tốt nhất.

4. Mụn đầu đen do đâu?

Mụn đầu đen hình thành do bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ lâu ngày hóa cứng lại thành đầu mụn chặn lỗ chân lông. Theo thời gian phần đầu mụn hở ra ngoài tiếp xúc với không khí sẽ bị oxi hóa và chuyển dần sang màu đen.

5. Khi da bị mụn, có nên nặn mụn không?

Bất kỳ Bác sĩ hay chuyên gia thẩm mỹ nào cũng đều cảnh báo bạn không nên để tay chạm vào mụn. Cụ thể: bạn nên tránh nặn nốt mụn chưa chín, nếu ở giữa nốt mụn có màu trắng hoặc vàng bạn có thể thử nặn chúng ra. Trước khi nặn mụn bạn cần rửa tay thật kỹ, cắt móng tay và rửa mặt thật sạch. Đối với mụn mủ, khi lấy được phần mủ thì hãy ngừng ấn. Nếu có máu chảy ra, nốt mụn chưa đủ chín. Dùng lực nhẹ để giữ một miếng khăn giấy trên nốt mụn đến khi máu ngừng chảy.
 

Đối tác

Top