- Tham gia
- 16/1/23
- Bài viết
- 153
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Đầy hơi ở trẻ gây ra những vấn đề gì cho tiêu hoá
Đầy hơi chướng bụng là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức, nếu kéo dài, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi ở trẻ bao gồm ăn quá nhiều, ăn nhanh, hoặc hệ tiêu hóa không dung nạp một số thực phẩm nhất định.
Khi bị đầy hơi chướng bụng, trẻ có thể gặp phải những vấn đề sau:
Cách phòng ngừa tình trạng chướng bụng đầy hơi của trẻ
Để phòng ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ nhỏ, những phương pháp dưới đây bố mẹ có thể thực hiện cho bé:
Đầy hơi chướng bụng là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức, nếu kéo dài, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi ở trẻ bao gồm ăn quá nhiều, ăn nhanh, hoặc hệ tiêu hóa không dung nạp một số thực phẩm nhất định.
Khi bị đầy hơi chướng bụng, trẻ có thể gặp phải những vấn đề sau:
- Khó chịu và quấy khóc: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, khó chịu và ngủ không ngon giấc.
- Biếng ăn và suy dinh dưỡng: Tình trạng này có thể khiến trẻ biếng ăn, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng.
- Tác động xấu đến tâm lý: Khó chịu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của trẻ.
- Triệu chứng nghiêm trọng khác: Nếu đầy hơi đi kèm với nôn, tiêu chảy, táo bón, phân màu sắc lạ, sốt cao hoặc đi ngoài ra máu, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.ao, đi ngoài ra máu, trẻ quấy khóc bỏ bú thì cần đưa con đi khám bác sĩ sớm nhằm điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa tình trạng chướng bụng đầy hơi của trẻ
Để phòng ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ nhỏ, những phương pháp dưới đây bố mẹ có thể thực hiện cho bé:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, sau khi bé bú xong cần vỗ ợ hơi cho trẻ và bế đứng bé để tránh tình trạng đầy hơi và nôn trớ. Lưu ý nếu bú bình, mẹ nên cho con ăn với lượng vừa đủ, không ép trẻ ăn và không cho con ăn liên tục.
- Massage bụng trẻ: Thực hiện massage vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ sau mỗi lần cho con bú. Sau khi bé ăn được 30 phút, mẹ nên massage nhẹ nhàng bụng bé, sử dụng thêm dầu massage để quá trình diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Cho trẻ tập thể dục: Để trẻ nằm ngửa và sau đó lấy 1 chân của bé kéo ngược, nhẹ nhàng đẩy lên ngực và đẩy xuống, đồng thời đẩy chân kia lên cao như động tác đạp xe để giảm lượng khí trong bụng của con.
- Chườm ấm bằng khăn cho trẻ: Làm ấm 2 chiếc khăn sạch, vắt khô, sau đó quấn quanh vùng bụng bé. Lưu ý cần kiểm tra độ nóng thích hợp với làn da của trẻ để không bị bỏng. Hơi nóng từ chiếc khăn sẽ giúp con đẩy hơi dư thừa ra bên ngoài.
- Dùng phương pháp dân gian: Bố mẹ có thể sử dụng cách cho con uống nước chanh mật ong ấm, dùng hành hay tỏi chườm bụng bé để giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi chướng bụng gây ra cho trẻ.
- Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hoá kém: Sử dụng men vi sinh giúp tăng cường thêm các lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏi các tác nhân gây bệnh, ổn định và cân bằng hệ vi sinh cũng như làm giảm các dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra. Dùng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách cũng giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ và kích thích con ăn uống tốt hơn, phát triển khỏe mạnh hơn.