Khi mua một chiếc ô tô thì đó không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản có giá trị quan trọng đối với bạn. Việc sở hữu bảo hiểm ô tô hai chiều cũng là một cách để giảm thiểu rủi ro cho xe của mình. Vậy bảo hiểm hai chiều là gì, có nên mua nó hay không, giá hay phí được tính như thế nào?
1. Bảo hiểm hai chiều là gì?
Thực chất, “bảo hiểm hai chiều” hay “bảo hiểm một chiều” ô tô chỉ là khái niệm do những người lái xe ô tô sáng tạo ra để dễ hiểu hơn. Những khái niệm này hiểu đơn giản là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe ô tô và Bảo hiểm vật chất xe ô tô
2. Phạm vi và hạn mức bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm hai chiều
Phạm vi và hạn mức bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm hai chiều ô tô
Có thể nói, đây là loại bảo hiểm đang được rất nhiều chủ xe quan tâm, bởi khi tham gia giao thông, trong trường hợp xảy ra các sự cố va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp, công ty bảo hiểm sẽ bù đắp những khoản chi phí khắc phục thiệt hại giúp lái xe, chủ xe chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe..
3. Trường hợp ngoài phạm vi bảo hiểm hai chiều:
Một số trường hợp sau công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường. Cụ thể:
Những trường hợp bảo hiểm hai chiều ô tô không chi trả cho khách hàng
- Số tiền đầu tiên của tổn thất là mức miễn thường như ghi trên bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm.
- Xe mất tính năng sử dụng hay bất cứ những tổn thất mang lại hậu quả khác.
- Hao mòn tự nhiên, hư hỏng, hỏng hóc đổ vỡ về cơ hoặc điện.
- Thiệt hại đối với săm lốp vỏ ruột xe, đồng thời gây ra thiệt hại cho những bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
- Tổn thất động cơ xe do đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ xe gây nên hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe.
- Lần yêu cầu bồi thường thứ ba trở đi cho những tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận, nếu đã có hai lần được bồi thường cho tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận trong suốt thời hạn bảo hiểm.
- Những tổn thất về vật chất xe gây ra bởi hiện tượng thủy kích đối với: Xe hybrid (xe có hệ thống động cơ vừa sử dụng xăng vừa sử dụng điện) và/hoặc xe khách chở người trên xe
4. Phạm vi mở rộng của bảo hiểm hai chiều:
- Bảo hiểm không khấu hao thay mới (Phụ lục số 01-BVVC)
- Thanh toán chi phí thuê xe (Phụ lục số 02-BVVC)
- Bảo hiểm sửa chữa xe tại gara chính hãng (Phụ lục số 03-BVVC)
- Bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ (Phụ lục số 04-BVVC)
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận (Phụ lục số 05-BVVC)
- Bảo hiểm xe bị ngập nước (Phụ lục số 06-BVVC)
- Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm (Phụ lục số 07-BVVC)
- Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (PLNLT)
- Các điều khoản bổ sung khác (thuộc thẩm quyền của Tổng công ty)
5. Cách tính phí bảo hiểm hai chiều:
Hiện nay, phí bảo hiểm xe ô tô 2 chiều mỗi đơn vị bảo hiểm đều khác nhau, trung bình dao động từ 1,4% – 2,0% giá trị của xe, ngoài ra còn tùy vào các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm nhiều hay ít. Việc sở hữu bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là một cách làm rất thông minh để giảm thiểu tối đa những thiệt hại nếu như có rủi ro xảy ra với chiếc xe – là 1 tài sản quan trọng của mình. Nói một cách ngắn gọn là sẽ bằng phí của bảo hiểm vật chất cộng với bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Cụ thể bảng giá của từng nhóm bạn có thể tham khảo link sau: Chọn mua bảo hiểm hai chiều ô tô: cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
6. Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng bảo hiểm hai chiều:
+ Đối với những xe đắt tiền, xe mới, tài mới thì trong 3 năm đầu tiên nên mua bảo hiểm 2 chiều (bao gồm bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất ô tô) bởi trong giai đoạn này, với kinh nghiệm lái chưa “cứng tay” thì việc xảy ra va chạm là hầu như khó tránh khỏi. Bên cạnh đó thì xe mới, xe đắt tiền cũng dễ lọt vào tầm ngắm của “xe tặc” hơn.
+ Đối với các xe cũ thì tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc. Trong trường hợp chiếc xe của bạn có giá trị trên 500 triệu thì hãy cân nhắc mua thêm bảo hiểm vật chất và mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận nếu xe có giá trị trên 700 triệu.
+ Với nhu cầu sử dụng xe liên tục thì khả năng mất cắp, va chạm, tai nạn… là cao hơn. Chính vì vậy chủ xe nên mua bảo hiểm ô tô hai chiều hoặc bảo hiểm thân vỏ để đề phòng trong các trường hợp xảy ra những rủi ro như nói trên.
+ Với những chiếc xe chủ yếu được sử dụng ở những khu vực thường xuyên xảy ra ngập nước thì nên mua gói bảo hiểm thủy kích cho xe.
+ Nên cân nhắc mua bảo hiểm mức miễn thường có khấu trừ cao bởi mức miễn thường cao sẽ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ phí bảo hiểm, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua.
+ Nắm rõ các quy định, nhất là những trường hợp không được bồi thường:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: người lái xe có hành vi bỏ chạy sau khi gây ra tai nạn; không có giấy phép lái xe đúng quy định pháp luật…
- Bảo hiểm vật chất xe ôtô: mất cắp bộ phận, xe chưa đăng điểm theo quy định Nhà nước…
- Bảo hiểm thuỷ kích: xe đi vào vùng nước ngập chết máy nhưng người lái vẫn cố tình cho xe nổ máy lại.
+ Mua bảo hiểm kết hợp hoặc theo nhóm
+ Ưu tiên mua bảo hiểm của công ty liên kết với đại lý nơi mua xe hoặc garage quen biết.
+ Tìm hiểu kỹ về các địa chỉ sửa chữa mà công ty bảo hiểm cung cấp.
+ Hạn chế mua bảo hiểm ôtô có hình thức ứng tiền trước khi khắc phục tổn thất.
+ Nên cân nhắc mua bảo hiểm của các công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh.
+ Tham khảo kỹ về các chương trình ưu đãi giữa các đơn vị cung cấp để đưa ra so sánh, cũng đừng quên hỏi về các chương trình khuyến mãi để được hưởng mức ưu đãi hơn.
+ Nhóm kinh doanh dịch vụ như Taxi, Grab: Nên mua đầy đủ bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe, để đảm bảo cho tài xế và hành khách, trong tình huống xảy ra sự việc không mong muốn.
+ Nhóm kinh doanh dịch vụ hàng hóa: mua đầy đủ bảo hiểm dân sự, vật chất và hàng hóa, đặc biệt là nếu thường xuyên di chuyển đường dài, ban đêm.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/chon-mua-...-pham-vi-boi-thuong-kinh-nghiem-su-dung-30356
1. Bảo hiểm hai chiều là gì?
Thực chất, “bảo hiểm hai chiều” hay “bảo hiểm một chiều” ô tô chỉ là khái niệm do những người lái xe ô tô sáng tạo ra để dễ hiểu hơn. Những khái niệm này hiểu đơn giản là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe ô tô và Bảo hiểm vật chất xe ô tô
2. Phạm vi và hạn mức bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm hai chiều
Có thể nói, đây là loại bảo hiểm đang được rất nhiều chủ xe quan tâm, bởi khi tham gia giao thông, trong trường hợp xảy ra các sự cố va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp, công ty bảo hiểm sẽ bù đắp những khoản chi phí khắc phục thiệt hại giúp lái xe, chủ xe chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe..
3. Trường hợp ngoài phạm vi bảo hiểm hai chiều:
Một số trường hợp sau công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường. Cụ thể:
- Số tiền đầu tiên của tổn thất là mức miễn thường như ghi trên bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm.
- Xe mất tính năng sử dụng hay bất cứ những tổn thất mang lại hậu quả khác.
- Hao mòn tự nhiên, hư hỏng, hỏng hóc đổ vỡ về cơ hoặc điện.
- Thiệt hại đối với săm lốp vỏ ruột xe, đồng thời gây ra thiệt hại cho những bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
- Tổn thất động cơ xe do đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ xe gây nên hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe.
- Lần yêu cầu bồi thường thứ ba trở đi cho những tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận, nếu đã có hai lần được bồi thường cho tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận trong suốt thời hạn bảo hiểm.
- Những tổn thất về vật chất xe gây ra bởi hiện tượng thủy kích đối với: Xe hybrid (xe có hệ thống động cơ vừa sử dụng xăng vừa sử dụng điện) và/hoặc xe khách chở người trên xe
4. Phạm vi mở rộng của bảo hiểm hai chiều:
- Bảo hiểm không khấu hao thay mới (Phụ lục số 01-BVVC)
- Thanh toán chi phí thuê xe (Phụ lục số 02-BVVC)
- Bảo hiểm sửa chữa xe tại gara chính hãng (Phụ lục số 03-BVVC)
- Bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ (Phụ lục số 04-BVVC)
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận (Phụ lục số 05-BVVC)
- Bảo hiểm xe bị ngập nước (Phụ lục số 06-BVVC)
- Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm (Phụ lục số 07-BVVC)
- Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (PLNLT)
- Các điều khoản bổ sung khác (thuộc thẩm quyền của Tổng công ty)
5. Cách tính phí bảo hiểm hai chiều:
Hiện nay, phí bảo hiểm xe ô tô 2 chiều mỗi đơn vị bảo hiểm đều khác nhau, trung bình dao động từ 1,4% – 2,0% giá trị của xe, ngoài ra còn tùy vào các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm nhiều hay ít. Việc sở hữu bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là một cách làm rất thông minh để giảm thiểu tối đa những thiệt hại nếu như có rủi ro xảy ra với chiếc xe – là 1 tài sản quan trọng của mình. Nói một cách ngắn gọn là sẽ bằng phí của bảo hiểm vật chất cộng với bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Cụ thể bảng giá của từng nhóm bạn có thể tham khảo link sau: Chọn mua bảo hiểm hai chiều ô tô: cách tính phí, phạm vi bồi thường & kinh nghiệm sử dụng
6. Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng bảo hiểm hai chiều:
+ Đối với những xe đắt tiền, xe mới, tài mới thì trong 3 năm đầu tiên nên mua bảo hiểm 2 chiều (bao gồm bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất ô tô) bởi trong giai đoạn này, với kinh nghiệm lái chưa “cứng tay” thì việc xảy ra va chạm là hầu như khó tránh khỏi. Bên cạnh đó thì xe mới, xe đắt tiền cũng dễ lọt vào tầm ngắm của “xe tặc” hơn.
+ Đối với các xe cũ thì tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc. Trong trường hợp chiếc xe của bạn có giá trị trên 500 triệu thì hãy cân nhắc mua thêm bảo hiểm vật chất và mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận nếu xe có giá trị trên 700 triệu.
+ Với nhu cầu sử dụng xe liên tục thì khả năng mất cắp, va chạm, tai nạn… là cao hơn. Chính vì vậy chủ xe nên mua bảo hiểm ô tô hai chiều hoặc bảo hiểm thân vỏ để đề phòng trong các trường hợp xảy ra những rủi ro như nói trên.
+ Với những chiếc xe chủ yếu được sử dụng ở những khu vực thường xuyên xảy ra ngập nước thì nên mua gói bảo hiểm thủy kích cho xe.
+ Nên cân nhắc mua bảo hiểm mức miễn thường có khấu trừ cao bởi mức miễn thường cao sẽ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ phí bảo hiểm, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua.
+ Nắm rõ các quy định, nhất là những trường hợp không được bồi thường:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: người lái xe có hành vi bỏ chạy sau khi gây ra tai nạn; không có giấy phép lái xe đúng quy định pháp luật…
- Bảo hiểm vật chất xe ôtô: mất cắp bộ phận, xe chưa đăng điểm theo quy định Nhà nước…
- Bảo hiểm thuỷ kích: xe đi vào vùng nước ngập chết máy nhưng người lái vẫn cố tình cho xe nổ máy lại.
+ Mua bảo hiểm kết hợp hoặc theo nhóm
+ Ưu tiên mua bảo hiểm của công ty liên kết với đại lý nơi mua xe hoặc garage quen biết.
+ Tìm hiểu kỹ về các địa chỉ sửa chữa mà công ty bảo hiểm cung cấp.
+ Hạn chế mua bảo hiểm ôtô có hình thức ứng tiền trước khi khắc phục tổn thất.
+ Nên cân nhắc mua bảo hiểm của các công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh.
+ Tham khảo kỹ về các chương trình ưu đãi giữa các đơn vị cung cấp để đưa ra so sánh, cũng đừng quên hỏi về các chương trình khuyến mãi để được hưởng mức ưu đãi hơn.
+ Nhóm kinh doanh dịch vụ như Taxi, Grab: Nên mua đầy đủ bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe, để đảm bảo cho tài xế và hành khách, trong tình huống xảy ra sự việc không mong muốn.
+ Nhóm kinh doanh dịch vụ hàng hóa: mua đầy đủ bảo hiểm dân sự, vật chất và hàng hóa, đặc biệt là nếu thường xuyên di chuyển đường dài, ban đêm.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/chon-mua-...-pham-vi-boi-thuong-kinh-nghiem-su-dung-30356