Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Chuẩn bị gì khi nâng hạng bằng lái xe B2 lên C?

vingoc246

Thành viên cấp 1
Tham gia
24/5/24
Bài viết
127
Thích
0
Điểm
16
#1
Nâng hạng bằng lái xe B2 lên C là bước quan trọng cho những tài xế muốn điều khiển xe tải lớn hoặc ô tô chở khách. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn về các yêu cầu và thủ tục cần thực hiện. Để giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho quá trình nâng hạng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hồ sơ, bài kiểm tra và các quy định liên quan.

Chuẩn bị gì khi muốn nâng hạng bằng lái xe B2 lên C?
Bằng lái xe hạng C khác với bằng lái xe hạng B2 ở điểm nào?
Sự khác biệt nổi bật giữa bằng lái xe hạng C và B2 nằm ở tải trọng của phương tiện được phép điều khiển. Với bằng lái hạng C, bạn có thể điều khiển ô tô tải có trọng tải trên 3.500 kg, trong khi hạng B2 chỉ cho phép điều khiển xe dưới 3.500 kg.

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, bằng lái hạng C cho phép bạn điều khiển:
  • Ô tô tải và các xe tải chuyên dụng trên 3.500 kg;
  • Máy kéo một rơ moóc có tải trọng trên 3.500 kg;
  • Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái và xe dành cho người khuyết tật.
Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe B2 lên C
– Điều kiện về pháp lý

Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các điều kiện đối với thí sinh dự thi nâng hạng bằng lái xe bao gồm:
  1. Đủ 21 tuổi tính đến thời điểm thi sát hạch;
  2. Có ít nhất 50.000 km lái xe an toàn;
  3. Có thời gian hành nghề lái xe ít nhất 3 năm.
– Điều kiện về sức khỏe
Để nâng hạng bằng lái xe B2 lên C, điều kiện sức khỏe là yếu tố bắt buộc và rất quan trọng. Bạn phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để đảm bảo khả năng điều khiển an toàn các phương tiện được phép lưu thông theo quy định của hạng C. Quy trình khám sức khỏe không quá phức tạp, chỉ cần thực hiện tại các trung tâm y tế có thẩm quyền và nộp kết quả vào hồ sơ học lái xe. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không được phép thi bằng lái xe ô tô, bao gồm:
  1. Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa đủ ít nhất 24 tháng trở lên;
  2. Người bị rối loạn tâm thần mãn tính;
  3. Người có thị lực kém, dưới 5/10;
  4. Người có tật về mắt: quáng gà, bệnh chói ánh sáng;
  5. Người khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên;
  6. Người khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên.

Điều kiện sức khỏe là yếu tố quan trọng và bắt buộc
Thủ tục và hồ sơ nâng hạng bằng lái xe B2 lên bằng C
Theo quy định, người học lái xe ô tô và muốn nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên hạng C phải nộp hồ sơ tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị học, thi sát hạch để nâng cấp giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 lên hạng C theo mẫu quy định;
  • 10 hình 3×4 nền xanh;
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn thời hạn;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Bản khai thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn theo mẫu (Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung có trong bản khai);
  • Bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
  • Bản sao và bản chính đối chiếu giấy phép lái xe hiện có. Cần xuất trình bản chính khi dự thi sát hạch và nhận giấy phép lái xe đã được nâng hạng.
Chi phí nâng hạng bằng lái xe B2 lên C
Chi phí học nâng hạng bằng lái xe là một trong những vấn đề mà nhiều tài xế quan tâm.Chi phí học nâng hạng bằng lái xe là một trong những vấn đề mà nhiều tài xế quan tâm. Thông thường, chi phí nâng hạng sẽ dao động trong khoảng 10.000.000 đồng/học viên. Chi phí này đã bao gồm hồ sơ, học lý thuyết, học thực hành, xăng xe, giáo viên giảng dạy, sân tập.

Nội dung thi sát hạch nâng hạng bằng lái xe B2 lên C
Nội dung thi nâng hạng bằng lái xe B2 lên C sẽ phức tạp và yêu cầu cao hơn so với hạng B2 do việc điều khiển các phương tiện lớn hơn như xe tải nặng. Bài thi gồm bốn phần chính: lý thuyết, mô phỏng, sa hình và đường trường

– Phần thi lý thuyết
Bài thi lý thuyết bao gồm gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe cùng các nội dung về cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.

Phần thi được thực hiện trong 24 phút với tổng cộng 40 câu hỏi. Để đạt yêu cầu, thí sinh cần trả lời đúng tối thiểu 36/40 câu và không bị sai câu điểm liệt.

– Phần thi mô phỏng
Thí sinh tiến hành xử lý các tình huống giao thông được mô phỏng trên máy tính. Mỗi bài thi bao gồm 10 tình huống được lấy từ bộ đề 120 câu tổng hợp tình huống mô phỏng.

Thí sinh thực hiện phần thi mô phỏng
Để đạt yêu cầu, thí sinh cần được tối thiểu 35/50 điểm tức là hoàn thành xử lý tốt 07/10 tình huống.

– Phần thi thực hành sa hình
Trong phần thi này, thí sinh sẽ phải thực hiện 10 bài sa hình lái xe hạng C, bao gồm:

Bài 1: Xuất phát

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc

Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông

Bài 6: Qua đường vòng quanh co (chữ S)

Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng

Bài 10: Kết thúc.

Trong phần thi này, thí sinh phải tuân thủ đầy đủ trình tự và quy định của Luật giao thông đường bộ. Thời gian cho bài thi sa hình là 18 phút và được chấm điểm trên thang 100. Để đủ điều kiện tham gia bài thi tiếp theo, thí sinh cần đạt ít nhất 80/100 điểm.

– Phần thi thực hành đường trường
Người dự sát hạch điều khiển xe sát sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông theo hiệu lệnh của sát hạch viên như tăng số, giảm số,…Thí sinh đạt được 80/100 thì được tính là thi đậu phần thi nâng hạng bằng lái xe B2 lên C.

Nếu bạn đang có nhu cầu học bằng lái xe B1 – B2 – C tại Bình Dương và TP.HCM hãy liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Quốc tế Á Châu qua Hotline: 0786.300.900 – 0768.300.900. Với uy tín và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái xe, trung tâm sẽ giúp bạn chinh phục được bằng lái xe một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Link: Chuẩn bị gì khi nâng hạng bằng lái xe B2 lên C?
 

Đối tác

Top