Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Chứng nhận iso 27001 - an toàn và bảo mật thông tin cho doanh nghiệp

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
Trong nền kinh tế tri thức như ngày nay, thông tin được coi là một tài sản vô cùng quan trọng. Nó gần như đóng vai trò quyết định sự thành bại của một cơ quan, một doanh nghiệp, hay một tổ chức. Những thông tin luôn cần được bảo vệ chặt chẽ trước những mối đe dọa do những kẻ xấu. Việc áp dụng thành công và đạt giấy chứng nhận quản lý an toàn thông tin tiêu chuẩn ISO 27001 được xem là một biện pháp rất cần thiết để có thể bảo vệ các tài sản, tài nguyên thông tin của mình. Đồng thời, tạo thêm lòng tin và nâng cao uy tín trong mắt của khách hàng và đối tác.
https://isocert.org.vn/chung-nhan-iso-iec-27001-2013




Chứng nhận quản lý an toàn thông tin có vai trò gì?
Việc sử dụng hiệu quả và có thể kiểm soát hệ thống an toàn thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý cũng như điều hành các hoạt động kinh doanh và thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Nếu những thông tin vì một lý do nào đó không được bảo vệ và kiểm soát, quản lý tốt thì có thể gây ra:

  • Mất mát, rò rỉ thông tin không thể khôi phục lại.
  • Thiếu những thông tin cần thiết khi cần đến.
  • Không tận dụng tối đa hiệu quả của tài nguyên thông tin.
  • Thất thoát thông tin ra bên ngoài tổ chức.



Như vậy việc quản lý hệ thống an ninh thông tin một cách hiệu quả có tầm ảnh hưởng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Đối với hầu hết doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin như là bộ não của đơn vị đó. Cho nên việc bảo mật, bảo vệ an toàn cho hệ thống này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống an ninh thông tin chung của doanh nghiệp.

Các cách thức đánh giá chứng nhận quản lý an toàn thông tin
Tùy thuộc vào mục đích của mỗi doanh nghiệp, thì có hai loại chứng nhận ISO 27001 cơ bản:

Đánh giá bên ngoài - Tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận (bên thứ 3) là chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận độc lập bên ngoài. Tổ chức chứng nhận này sẽ là đơn vị đánh giá trực tiếp và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp nếu phù hợp. Đương nhiên, tổ chức chứng nhận này phải là các tổ chức được cấp phép và đủ năng lực để hoạt động chứng nhận theo quy định.

Đánh giá bên trong nội bộ (bên thứ 1 và bên thứ 2) có thể được thực hiện bởi những cá nhân thuộc trong tổ chức của doanh nghiệp. Hay còn gọi là chuyên gia đánh giá nội bộ.




Doanh nghiệp đó sẽ không được cấp giấy chứng nhận ISO khi thực hiện đánh giá nội bộ. Nhưng đánh giá nội bộ vẫn rất quan trọng và hữu ích. Nhưng trên thực tế, việc đánh giá nội bộ là một yêu cầu bắt buộc cần phải có theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Chính vì vậy, để được đánh giá chứng nhận chính thức, doanh nghiệp đó sẽ phải thực hiện đánh giá nội bộ trước.

Những vấn đề cần lưu ý khi doanh nghiệp chính thức bắt tay vào xây dựng, chứng nhận quản lý an toàn thông tin
Nhận thức của những người dùng trong doanh nghiệp về việc đảm bảo an ninh thông tin. Đánh giá rõ ràng, cụ thể những lợi ích mang lại khi áp dụng hệ thống ISMS trong doanh nghiệp.

Trách nhiệm duy trì, xây dựng áp dụng hệ thống phải được phân công không phù hợp. Đơn vị được giao cần nhận được sự cộng tác, phối hợp của những đơn vị khác trong doanh nghiệp.

Việc xây dựng và cải tiến, nâng cấp hệ thống thông tin cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo và đầu tư nguồn lực cũng như có nguồn kinh phí thích đáng.

Điều kiện để được cấp chứng nhận quản lý an toàn thông tin
Điều kiện thứ 1: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001.

Những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 như sau:

  • Khởi động dự án tiêu chuẩn ISO 27001.
  • Thành lập ban quản lý dự án ISO 27001.



  • Đào tạo kiến thức và nhận thức cơ bản về ISO 27001 cho nhân viên.
  • Áp dụng hệ thống quản lý an ninh thông tin theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Thực hiện đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp lần 1.
  • Khắc phục các lỗi không đúng hoặc chưa phù hợp.
  • Họp xem xét của ban lãnh đạo.
  • Thực hiện khắc phục, phòng ngừa những rủi ro, cải tiến hệ thống nhằm đưa ra những phương pháp hiệu quả nhất.
  • Tiến hành đánh giá nội bộ lần 2 tại doanh nghiệp, xem xét lại toàn bộ hệ thống trước khi tiến hành đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận.
Điều kiện thứ 2: Đăng ký đánh giá và cấp chứng nhận ISO 27001
Tìm kiếm một tổ chức đánh giá chứng nhận uy tín, đủ năng lực, do Tổng cục đo lường chất lượng cấp phép hoạt động như ISOCERT để đăng ký và tiến hành đánh, chứng nhận quản lý an toàn thông tin ISO 27001.

Nếu doanh nghiệp áp dụng phù hợp với những yêu cầu, quy định của tiêu chuẩn.Thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp 01 giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 03 năm và có 2 lần giám sát thường niên.




Điều kiện thứ 3: Duy trì hiệu lực và hệ thống chứng nhận quản lý an toàn thông tin ISO 27001.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp không nên vì quá vui mừng mà quên đi việc duy trì hệ thống quản lý. Doanh nghiệp phải duy trì việc áp dụng hệ thống, đồng thời phải cải tiến liên tục. Khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận thì doanh nghiệp tiến hành đăng ký đánh giá và cấp giấy chứng nhận lại nếu muốn duy trì.

Việc áp dụng và đạt chứng nhận quản lý an toàn thông tin ISO 27001 như là một nhu cầu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Với mục đích đảm bảo an ninh thông tin một cách toàn diện, tránh những rủi ro hay bị kẻ xấu xâm nhập trái phép. Đồng thời sẽ giúp hoạt động đảm bảo an ninh thông tin của doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ hơn, tạo lòng tin đối với nhân viên, cũng như những bên hữu quan, đối tác và cả khách hàng của doanh nghiệp.
 

Đối tác

Top