Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Chứng nhận VietGAP trồng trọt cho doanh nghiệp

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
Với cuộc sống hiện tại thì thực phẩm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu để nuôi dưỡng, phát triển cơ thể và đảm bảo sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu thực phẩm không được đảm bảo an toàn và đạt chất lượng thì thực phẩm chính là nguồn lây bệnh cho con người đặc biệt là rau sạch. Chính vì vậy, tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP đã được ban hành nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khẳng định được độ an toàn và chất lượng sản phẩm của mình.
chi tiết về tiêu chuẩn VietGAP xem tại đây: https://isocert.org.vn/chung-nhan-vietgap-trong-trot-thuc-hanh-san-xuat-nong-nghiep-tot



Giới thiệu tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP
Sau khi gia nhập tổ chức WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực hơn trước. Thế nhưng, lượng hàng hóa được bày bán ở các siêu thị sạch, các trung tâm mua sắm và xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Hàng hóa vấp phải những quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của người tiêu dùng ở Việt Nam lẫn các nước nhập khẩu.

Từ năm 2006, ASEAN đã công bố và ban hành bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Ngày 28/1/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam, với tên gọi viết tắt là VietGAP.



VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý, sơ chế sau thu hoạch. Nhằm đảm bảo được vấn đề an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời, bảo vệ môi trường xung quanh và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Tiêu chí chính để đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP
Tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí sau:

  1. Tiêu chuẩn về các kỹ thuật sản xuất: Quy định cụ thể về các kỹ thuật sản xuất bắt đầu từ khâu chọn đất, phân bón, giống cho đến khi thu hoạch.
  2. An toàn thực phẩm: Gồm những biện pháp đảm bảo không có các hóa chất nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
  3. Môi trường làm việc: Mục đích là nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của người nông dân.
  4. Truy tìm nguồn gốc của sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP là như thế nào?
Rau đạt tiêu chuẩn VietGAP là gì? Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP có điều gì khác với những loại bình thường? Đây thường là những thắc mắc của người tiêu dùng trước các sản phẩm đạt chứng chỉ VietGAP.



Có thể hiểu đơn giản rằng, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra, không sử dụng hóa chất có hại cho cơ thể con người và môi trường. Được trồng và thu hoạch theo đúng quy định, quy trình, có nguồn thông tin của sản phẩm được truy xuất rõ ràng.

Tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP – có thật sự là một tiêu chuẩn của thực phẩm sạch?
Tiêu chuẩn VietGAP đã dần trở thành tiêu chuẩn định hướng cho các doanh nghiệp và đảm bảo sự an toàn, chất lượng cho các bà nội trợ cũng như những người tiêu dùng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được nhiều người tin tưởng bởi vì họ vẫn còn rất hoang mang về các nhãn hàng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Bởi vì gần đây đã xuất hiện không ít những thông tin trên các phương tiện truyền thông về những hình thức đối phó của việc cấp giấy chứng nhận VietGAP hay việc trà trộn thực phẩm không đạt VietGAP vào chung với thực phẩm đạt VietGAP.

Mặt khác, trong các khâu sau thu hoạch còn thiếu chuỗi liên kết để kiểm tra và giám sát chất lượng. Vậy cho nên, cho dù lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt đã được tiến hành theo tiêu chuẩn VietGAP từ nhiều năm nay, nhưng vẫn không có sự đảm bảo về các quy định, liều lượng hóa chất, phân bón,... được sử dụng trong nông nghiệp và những sản phẩm VietGAP vẫn bị lẫn với sản phẩm nông nghiệp thông thường không VietGAP.

Để khắc phục điều này, nhà nước ta cần có các chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà nông thực hiện được chuỗi liên kết trong các khâu từ khâu mua nguyên vật liệu, nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch chi đến sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, xây dựng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn từ đầu vào, quy trình, cho đến đầu ra.



Tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP đang là tiêu chuẩn an toàn cơ bản của doanh nghiệp lẫn nhà nông. Thế nhưng, nếu nuôi trồng theo tiêu chuẩn này thì người nông dân vẫn được phép sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay các chất hóa học trong mức cho phép. Tuy nhiên, việc này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với con người
Đầu tiên, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển cơ thể. Đảm bảo được sức khỏe của con người, thế nhưng cũng là nguồn lây bệnh trực tiếp nếu không được đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Không có nguồn thực phẩm nào được cho là quý giá nếu như nó không an toàn với con người.

Về lâu dài, thực phẩm có tác động rất lớn đến sức khỏe mỗi người, mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình, cộng đồng, xã hội và toàn dân tộc với những thế hệ về sau. Nếu sử dụng thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc với các triệu chứng dễ nhận biết. Thế nhưng, sự nguy hiểm lâu dài đáng nói ở đây là sự tích lũy dần các độc tố ở các cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hay có thể gây ra những bệnh lý, hay gây ra dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi càng dễ bị nhạy cảm với những thực phẩm không an toàn.



Đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển, nông sản đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt là một sản phẩm chiến lược của nước ta. Ngoài ý nghĩa về kinh tế thì nó còn mang ý nghĩa chính trị. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những phải đạt chuẩn từ khâu nguyên vật liệu, cây giống, phân bón, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế,... Mà còn phải bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật, không được chứa những chất hóa học tổng hợp hay thiên nhiên vượt quá mức cho phép của quy định trong nước, quốc tế hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Có nhiều thiệt hại khi dùng thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng từ bệnh cấp tính, mãn tính, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ảnh hưởng đến công việc còn ảnh hưởng đến kinh tế của người dân vì phải tốn các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, đi lại,... Đối với nhà sản xuất nếu sản phẩm không đạt chất lượng yêu cầu thì phải tốn các chi phí như thu hồi lại sản phẩm, cất giữ, xử lý, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, mất uy tín thương hiệu, ảnh hưởng nặng nề nhất đó là mất niềm tin với người tiêu dùng, đối tác. Ngoài ra còn phải tốn các chi phí như điều tra, phân tích, khảo sát, thẩm tra độc hại, giải quyết hậu quả,...

Từ những lý do mà ISOCERT đã nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, việc cung cấp sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều vô cùng quan trọng có tác động trực tiếp đến cuộc sống, sự phát triển kinh tế, con người,...

Do đó, việc các doanh nghiệp, nhà nông thực hiện mục tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP mà một quyết định mang tính chiến lược không những chỉ liên quan đến doanh nghiệp đó mà còn liên quan đến toàn xã hội. Với một mục tiêu chung đó là cung cấp những thực phẩm sạch, an toàn và đảm bảo sức khỏe của cả cộng đồng.

Với thông tin này thì chúng ta đã hiểu thêm về tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP cũng như những sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP là như thế nào. Để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cả những người thân yêu, quý khách hàng hãy lựa chọn những thực phẩm an toàn được VietGAP công nhận nhé!
 

Đối tác

Top