- Tham gia
- 7/8/20
- Bài viết
- 170
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.
Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.
Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:
Incoterms: Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Chuẩn bị gì cho nghề xuất nhập khẩu
Một nhân viên trong ngành Xuất nhập khẩu có nhiều chức danh khác nhau như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Nhưng nhìn chung, để thành công trong nghề Xuất nhập khẩu bạn cần các điều kiện sau:
Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…
Có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.
Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:
Nhân viên mua hàng.
Nhân viên chứng từ.
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhân viên hiện trường.
Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:
-Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
-Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
-Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
-Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.
-Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
-Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,...
Thanh toán quốc tế
Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.
Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.
Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:
Incoterms: Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Chuẩn bị gì cho nghề xuất nhập khẩu
Một nhân viên trong ngành Xuất nhập khẩu có nhiều chức danh khác nhau như: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Nhưng nhìn chung, để thành công trong nghề Xuất nhập khẩu bạn cần các điều kiện sau:
Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…
Có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.
Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:
Nhân viên mua hàng.
Nhân viên chứng từ.
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhân viên hiện trường.
Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:
-Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
-Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
-Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
-Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.
-Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
-Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,...
Thanh toán quốc tế
Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.