Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản có bắt buộc phải là tiền Việt Nam không?

kyle26109409

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
48
Thích
0
Điểm
6
#1
Chuyển quyền sở hữu tài sản

Điều 29 Luật Doanh nghiệp quy định việc chuyển quyền sở hữu tài sản. “Thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b)Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bàn.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập công ty hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Ngoài những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp nêu trên, đối với một số doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục khác như: thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư đối với những doanh nghiệp không phải đăng ký đầu tư (Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) nhưng có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2005; thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư đổi với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 42, 43 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP); Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư (Điều 45, 47 Luật Đầu tư); thoả mãn những điều kiện của ngành nghề kinh doanh có điều kiện (loại điều kiện phải thoả mãn sau đăng ký kinh doanh); đăng ký nội quy lao động, v.v...

Để thực hiện hết thủ tục thành lập, hiện tại doanh nghiệp rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, thủ tục hành chính về thành lập công ty ở nước ta cần phải được tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn, thể hiện triệt để hơn nữa quan điểm Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện quyền thành lập doanh nghiệp và có một sự khởi đầu đơn giản, suôn sẻ.

Về hình thức văn bản, nội dung các điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp phải được pháp luật quy định chỉ được ban hành bằng các văn bản là Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Các cơ quan nhà nước, trong thẩm quyền của mình có quyền ban hành những văn bản để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật, Pháp lệnh và Nghị định nhưng cũng phải là các văn bản quy phạm pháp luật. Có như vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới được công bố trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, hoặc được công bố trên Công báo cấp tỉnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004, từ đó mới bảo đảm được tính công khai, minh bạch và tính có thể tiên liệu trước của pháp luật. Thực tế rất phổ biến và cần kiên quyết chấm dứt là các cơ quan nhà nước cấp Bộ, cơ quan hành chính địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện về điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp có nhiều chi tiết không phù hợp với quy định của Luật, Pháp lệnh và Nghị định dưới các hình thức “công văn”, “thông báo”, “hướng dẫn” hoặc nhiều hình thức khác nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện, phải kiên quyết xử lý hiện tượng các ngành, địa phương ban hành văn bản có nội dung trái với Luật, Pháp lệnh và Nghị định, quy định thêm những điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp, đưa ra những lý do đơn phương thuộc trách nhiệm từ phía cơ quan nhà nước để hạn chế quyền tự do thành lập doanh nghiệp, từ đó làm cho thủ tục thành lập một doanh nghiệp kéo dài, gây lãng phí thời gian, tài sản cho xã hội, làm mất cơ hội kinh doanh và nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng phải được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tổng kết thực tiễn để vừa bảo đảm thu hút mạnh vốn vào các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động ổn định, phát triển, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi nhà đầu tư, vừa loại trừ được hiện tượng lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh để lừa đảo hoặc trực lợi bất hợp pháp thông qua các hoạt động tài chính, tín dụng, mua bán hóa đơn, hoàn thuế giá trị gia tăng.

Những vi phạm trong lĩnh vực cấp và sử dụng đăng ký doanh nghiệp ở nước ta, đối với cả hai phía doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước, hiện tại chủ yếu được xử lý bằng những chế tài hành chính với Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 4/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010. Luật Doanh nghiệp đưa ra chế tài thu hồi đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, chủ yếu là những chế tài hành chính đối với các chủ thể là doanh nghiệp, rất ít trường hợp xử lý hình sự đối với cá nhân những người chủ doanh nghiệp.
 

Đối tác

Top