- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Con không muốn đến trường, tôi phải làm sao?
Bạn đừng quá lo lắng. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn khích lệ con đi học dù con có mèo nheo không muốn đến trường.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 11 , học thêm toán 12 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Với phần lớn trẻ em, trường học nhìn chung là nơi vui vẻ và thú vị, bất chấp bài kiểm tra, bài thi hay bài tập về nhà. Sau rốt, đây là nơi bé sẽ dành những năm tươi đẹp nhất đời để kết thật nhiều bạn.
Nhưng có những trẻ không muốn đến trường, thậm chí, sợ đến trường. Đối với chúng, trường học có th�� gợi nên phản ứng tâm lý và thể chất đáng lo ngại. Trẻ Tiểu học có thể bắt đầu phàn nàn về việc đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Những triệu chứng này có thể tăng nặng hơn ngay trước giờ đi học. Kết quả là trẻ mè nheo, cáu giận, gây khó khăn cho cha mẹ.
Những dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm:
Từ chối trường học – hiện tượng trẻ không muốn đến trường
Thuật ngữ này nghe có vẻ vô hại nhưng nó lại tiềm ẩn những nguyên nhân phức tạp phía sau. Viện Sức khoẻ Tinh thần, khoa Tâm lý Trẻ em và Người trưởng thành lưu ý rằng, phản ứng tiêu cực của trẻ với trường học có thể do một số rối loạn như:
Những lý do khác cho tình trạng trẻ không muốn đến trường bao gồm:
Để giải quyết vấn đề của trẻ, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ: Vì sao trẻ lại sợ đi học? Trẻ không cần trợ giúp tâm lý trừ khi gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần như trầm cảm chẳng hạn.
Sau đây là một số giải phép nhẹ nhàng, hiệu quả, giúp con thoát khỏi cảm giác không muốn đến trường:
1Giao tiếp với trẻ
Do thiếu kinh nghiệm và sự trưởng thành, những bất đồng, mâu thuẫn hoặc rắc rối ở trường có thể khiến bé bị choáng ngợp. Trò chuyện với con tạo cơ hội để bạn chỉ cho trẻ cách giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên nói với con về những chủ đề khác nữa. Như chương trình truyền hình con yêu thích, trò chơi con mê… Không nên giới hạn vào bất cứ hay một số chủ đề nhất định nào trong các cuộc tâm tình này.
2Dành thời gian chất lượng cho con
Đừng tiêu tốn các kỳ nghỉ cuối tuần để đưa con tới đủ các loại lớp học thêm. Thay vào đó, bạn hãy tạo nên những hoạt động vui nhộn để cả nhà cùng chơi, cùng thư giãn. Một chuyến đi ăn nhà hàng, nằm dài trên ghế xem phim… Đó là những việc cha mẹ có thể làm cùng con để giúp giải toả căng thẳng cho cả nhà. Chuyên gia Chong nhấn mạnh, quan trọng là dành thời gian có chất lượng cho con. Nhất là khi trẻ bắt đầu một giai đoạn mới trong đời. Ví dụ: năm đầu tiên ở trường cấp 2 hay chuyển tới một trường mới.
3Đặt ra kỳ vọng hợp lý
Bạn sẽ chồng thêm gánh nặng lên vai con, đứa trẻ thời nay vốn đã khá bận rộn với việc học, nếu đặt ra nhưng mục tiêu bất khả thi cho trẻ. Một lần nữa, bạn có thể áp dụng phương pháp SMART khi dạy con đặt mục tiêu.
4Thưởng cho con
Theo hướng dẫn từ khoa Tâm lý Trẻ em và Người trưởng thành, Viện Sức khoẻ Tinh thần Singapore, chỉ thưởng cho con sau khi trẻ tiến bộ trong lĩnh vực mục tiêu, xét về khía cạnh hành vi hoặc học vấn. Ví dụ, cho phép con thêm 15 phút giải trí trên máy tính nếu con đạt điểm thi như đã đề ra. Chuyên gia Chong lý giải, nếu bạn dần dần tăng phần thưởng cho con khi trẻ dần biểu hiện tiến bộ, nó sẽ giúp “củng cố một cách tuyệt vời sự tự tin của trẻ”. Nếu sự tự tin vào bản thân được nâng lên, trẻ sẽ dễ vượt qua cảm giác không muốn đến trường hơn.
5Không nóng vội
Hãy nhớ rằng, hành trình vượt qua cảm giác không muốn đến trường của trẻ có thể dài và đầy thử thách. Chuyên gia Chong khẳng định: “Lời khuyên của tôi là cha mẹ hãy tiến hành mọi thứ một cách từ từ. Bởi đây cũng chính là lúc bạn và con học được đức tính kiên trì, bền bỉ”.
Theo Smart Parents
Bạn đừng quá lo lắng. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn khích lệ con đi học dù con có mèo nheo không muốn đến trường.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 11 , học thêm toán 12 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Với phần lớn trẻ em, trường học nhìn chung là nơi vui vẻ và thú vị, bất chấp bài kiểm tra, bài thi hay bài tập về nhà. Sau rốt, đây là nơi bé sẽ dành những năm tươi đẹp nhất đời để kết thật nhiều bạn.
Nhưng có những trẻ không muốn đến trường, thậm chí, sợ đến trường. Đối với chúng, trường học có th�� gợi nên phản ứng tâm lý và thể chất đáng lo ngại. Trẻ Tiểu học có thể bắt đầu phàn nàn về việc đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Những triệu chứng này có thể tăng nặng hơn ngay trước giờ đi học. Kết quả là trẻ mè nheo, cáu giận, gây khó khăn cho cha mẹ.
Những dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm:
- Không tương tác với bạn cùng lớp và giáo viên
- Thích ở nhà hơn là ra ngoài hoặc tới trường
- Bị mất trí nhớ tạm thời trong các kỳ thi
- Tự làm đau bản thân
Từ chối trường học – hiện tượng trẻ không muốn đến trường
Thuật ngữ này nghe có vẻ vô hại nhưng nó lại tiềm ẩn những nguyên nhân phức tạp phía sau. Viện Sức khoẻ Tinh thần, khoa Tâm lý Trẻ em và Người trưởng thành lưu ý rằng, phản ứng tiêu cực của trẻ với trường học có thể do một số rối loạn như:
- chứng lo âu,
- trầm cảm
- hay nghiện ngập.
Những lý do khác cho tình trạng trẻ không muốn đến trường bao gồm:
- sợ hãi các kỳ thi, phải làm việc nhóm;
- sợ hãi nghiêm trọng những thứ như vi khuẩn trường học, tiếng trống trường…
Để giải quyết vấn đề của trẻ, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ: Vì sao trẻ lại sợ đi học? Trẻ không cần trợ giúp tâm lý trừ khi gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần như trầm cảm chẳng hạn.
Sau đây là một số giải phép nhẹ nhàng, hiệu quả, giúp con thoát khỏi cảm giác không muốn đến trường:
1Giao tiếp với trẻ
Do thiếu kinh nghiệm và sự trưởng thành, những bất đồng, mâu thuẫn hoặc rắc rối ở trường có thể khiến bé bị choáng ngợp. Trò chuyện với con tạo cơ hội để bạn chỉ cho trẻ cách giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên nói với con về những chủ đề khác nữa. Như chương trình truyền hình con yêu thích, trò chơi con mê… Không nên giới hạn vào bất cứ hay một số chủ đề nhất định nào trong các cuộc tâm tình này.
2Dành thời gian chất lượng cho con
Đừng tiêu tốn các kỳ nghỉ cuối tuần để đưa con tới đủ các loại lớp học thêm. Thay vào đó, bạn hãy tạo nên những hoạt động vui nhộn để cả nhà cùng chơi, cùng thư giãn. Một chuyến đi ăn nhà hàng, nằm dài trên ghế xem phim… Đó là những việc cha mẹ có thể làm cùng con để giúp giải toả căng thẳng cho cả nhà. Chuyên gia Chong nhấn mạnh, quan trọng là dành thời gian có chất lượng cho con. Nhất là khi trẻ bắt đầu một giai đoạn mới trong đời. Ví dụ: năm đầu tiên ở trường cấp 2 hay chuyển tới một trường mới.
3Đặt ra kỳ vọng hợp lý
Bạn sẽ chồng thêm gánh nặng lên vai con, đứa trẻ thời nay vốn đã khá bận rộn với việc học, nếu đặt ra nhưng mục tiêu bất khả thi cho trẻ. Một lần nữa, bạn có thể áp dụng phương pháp SMART khi dạy con đặt mục tiêu.
4Thưởng cho con
Theo hướng dẫn từ khoa Tâm lý Trẻ em và Người trưởng thành, Viện Sức khoẻ Tinh thần Singapore, chỉ thưởng cho con sau khi trẻ tiến bộ trong lĩnh vực mục tiêu, xét về khía cạnh hành vi hoặc học vấn. Ví dụ, cho phép con thêm 15 phút giải trí trên máy tính nếu con đạt điểm thi như đã đề ra. Chuyên gia Chong lý giải, nếu bạn dần dần tăng phần thưởng cho con khi trẻ dần biểu hiện tiến bộ, nó sẽ giúp “củng cố một cách tuyệt vời sự tự tin của trẻ”. Nếu sự tự tin vào bản thân được nâng lên, trẻ sẽ dễ vượt qua cảm giác không muốn đến trường hơn.
5Không nóng vội
Hãy nhớ rằng, hành trình vượt qua cảm giác không muốn đến trường của trẻ có thể dài và đầy thử thách. Chuyên gia Chong khẳng định: “Lời khuyên của tôi là cha mẹ hãy tiến hành mọi thứ một cách từ từ. Bởi đây cũng chính là lúc bạn và con học được đức tính kiên trì, bền bỉ”.
Theo Smart Parents