Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Công chứng ủy quyền định đoạt và những điều cần lưu ý

Xoanvpccnh165

Thành viên cấp 1
Tham gia
28/6/22
Bài viết
294
Thích
0
Điểm
16
#1
Trong thời đại hiện nay, không phải ai cũng có đủ thời gian để tự mình đi thực hiện tất cả các giao dịch liên quan đến quyền lợi của bản thân. Vậy việc ủy quyền cho người khác nhân danh bản thân thực hiện những công việc cụ thể theo pháp luật được quy định ra sao? Hợp đồng ủy quyền có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết hay không? Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền định đoạt được thực hiện thế nào?

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúccho người già ốm yếu, neo đơn được thực hiện ra sao?

1. Khái niệm ủy quyền định đoạt

Căn cứ quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp đại diện theo ủy quyền như sau:

"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

Như vậy các cá nhân có thể ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên khi ủy quyền chấm dứt, người được ủy quyền sẽ không còn quyền và nghĩa vụ đối với nội dung trong hợp đồng ủy quyền.


2. Hợp đồng ủy quyền có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện như sau:

"Điều 140: Thời hạn đại diện

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;


đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được."

Như vậy, trường hợp làm ủy quyền cho người còn lại được quyền định đoạt khối tài sản chung sau khi 1 người chết đột ngột thì không có giá trị pháp lý, vì khi một bên ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền cũng đương nhiên chấm dứt.

>>> Xem thêm: Phí chuyển nhượng căn chung cư có sổ hồng và không có sổ hồng có điểm gì khác biệt?

3. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền định đoạt

Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn. Sau đó nộp hồ sơ đầy đủ cho công chứng viên tại các văn phòng công chứng. Người yêu cầu có thể lựa chọn nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email.

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ công chứng viên chuyển bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định và rà soát lại. Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng. Sau đó công chứng viên sẽ ký và chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 4: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.


Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Công chứng ủy quyền định đoạt và những điều cần lưu ý. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Đối tác

Top