Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Corticoid Là Gì? Có Nên Tiêm Corticoid Để Điều Trị Các Bệnh Lý Về Khớp Không ?

DrDinhYDuoc

Thành viên cấp 1
Tham gia
28/10/23
Bài viết
68
Thích
0
Điểm
6
Nơi ở
VietNam
Website
drdinhyduoc.vn
#1
Tiêm corticoid vào khớp là một trong những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, với nhiều điểm ưu việt so với các phương pháp điều trị truyền thống. Tuy nhiên nó cũng có những điểm hạn chế riêng, do đó bài viết này, Drknee sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về corticoid là gì? và tiêm corticoid vào khớp có ảnh hưởng như thế nào?
Corticoid là gì?

Corticoid hay còn gọi là corticosteroid, glucocorticosteroid (GC) là hormon được tiết ra ở vỏ thượng thận hoặc hóa tổng hợp (prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone,…). Trong cơ thể, vùng bó ở vỏ tuyến thượng thận là nơi sản xuất ra hormon này tác động tới các tế bào thông qua các quá trình chuyển hóa chất như carbohydrate, chất béo…

Các nhóm thuốc corticoid thường gặp
Các corticoid dùng trong điều trị đều là dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison. Bằng cách thay đổi cấu trúc của cortisol, ta có thể làm tăng tác dụng chống viêm, thời gian làm bán thải trừ của thuốc, và làm giảm khả năng giữ muối nước. Dựa vào đặc điểm đó, các loại thuốc corticoid được chia thành ba nhóm:

  • Nhóm 1: Đây là nhóm thuốc có thời gian tác dụng ngắn 8 – 12 giờ, tác dụng chống viêm thấp, liều dùng cao: Bao gồm các Cortison, Hydrocortison.
  • Nhóm 2: Nhóm này có thời gian tác dụng trung bình, thời gian tác dụng từ 12 đến 36 giờ, hoạt lực chống viêm vừa, ít gây giữ muối, nước, ít gây nhược cơ, yếu cơ. Bao gồm Prednisolone và Methylprednisolone, Prednisone.
  • Nhóm 3: Đây là nhóm thuốc có hoạt lực chống viêm cao, không gây giữ nước, có hiệu quả tác dụng chỉ với liều dùng thấp. Điển hình như Betamethasone, Dexamethason, Triamcinolon. Nhóm này có thời gian tác dụng kéo dài, từ 36 đến 72 giờ.
Do đó dựa vào các đặc điểm của từng thuốc, mà lựa chọn sao cho hợp lý trên từng trường hợp bệnh cụ thể. Hiện nay, trong việc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp – là các bệnh mạn tính với thời gian điều trị kéo dài và dễ tái phát, mục tiêu điều trị là giúp cho người bệnh giảm các triệu chứng cơ năng, nhanh chóng trở về với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.


Do đó, nhiều phương pháp điều trị với hiệu quả cao đã được nghiên cứu trong đó có phương pháp tiêm tiêm corticoid nội khớp và phần mềm quanh khớp.

Tiêm corticoid vào khớp là gì?
Tiêm corticoid vào khớp hay còn gọi là tiêm corticoid nội khớp và phần mềm cạnh khớp – là một thủ thuật dùng kim nhỏ để đưa các thuốc có bản chất là corticoid vào trong ổ khớp và phần mềm cạnh khớp.

Về bản chất, Corticoid vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng ức chế miễn dịch nhưng cơ chế hoạt động của chúng rất phức tạp. Corticoid tác động lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm. Bằng cách này chúng làm giảm tính thấm thành mạch, ức chế sự tích tụ của các tế bào viêm, đồng thời làm giảm hoạt tính và tác dụng của một số chất trung gian gây viêm như prostaglandin…

Đây là một phương pháp điều trị tại chỗ, giúp đạt hiệu quả cao, có khả năng giảm các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau, tại các khớp trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên không phải bất cứ bệnh lý nào cũng có thể thực hiện được thủ thuật này.
Phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả cao từ những thập niên 50 của thế kỷ trước. Rất nhiều nghiên cứu trên thế thới đã được thực hiện để đánh giá về hiệu quả của phương pháp này.

Chỉ định tiêm corticoid vào khớp

Hiện nay, chỉ định tiêm corticoid tại chỗ khá rộng rãi ở các bệnh lý khớp và phần mềm quanh khớp. Trong đó có thể kể đến một số bệnh lý thường gặp ở Việt Nam như:

  • Viêm cột sống dính khớp còn gọi là bệnh viêm đốt sống gốc chi là bệnh khớp mạn tính thường gặp ở nước ta. Bệnh có tổn thương cơ bản là viêm ở gân và dây chằng trên xương, dẫn tới xơ teo và vôi hóa bao khớp. Bệnh thường gặp ở nam giới, trẻ tuổi do đó nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp háng và cột sống gây tàn phế
Nguyên tắc điều trị tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp rồi sau đó từ từ hoạt động các khớp. Hiện nay việc điều trị cơ bản vẫn là các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID), các thuốc điều trị cơ bản và chế phẩm sinh học…

  • Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tổn thương cơ bản tại màng hoạt dịch với biểu hiện là viêm nhiều khớp đối xứng và có kèm theo cứng khớp buổi sáng. Bệnh diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính và thường gặp ở nữ giới.
Việc điều trị bệnh cần phải kéo dài nhiều năm, có khi suốt đời. Mục đích điều trị là nhằm khống chế quá trình viêm, tránh được các đợt tiến triển và duy trì được tình trạng ổn định nhờ các thuốc điều trị cơ bản với các thuốc điều trị toàn thân như giảm đau, chống viêm, sử dụng các tác nhân sinh học

  • Thoái hóa khớp: Đây là là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn
Một số vị trí khớp hay bị thoái hóa như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng,khớp bàn tay, khớp bàn chân…

  • Bệnh lý phần mềm cạnh khớp
    • Viêm gân và bao gân: Ngón tay lò xo (viêm bao gân gấp ngón tay) viêm gân Achille…
    • Viêm các điểm bám gân: Viêm điểm bám gân lồi cầu trong, ngoài xương đùi; lồi cầu trong, ngoài xương cánh tay; mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, viêm mào chậu
    • Viêm sụn sườn( Hội chứng Trietze).
    • Viêm quanh khớp vai, hội chứng đường hầm cổ tay (Hội chứng Carpal Tunnel Syndrome).
Chống chỉ định khi tiêm corticoid vào khớp

Một số chống chỉ định quan trọng
  • Tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc, dị ứng với corticoid.
  • Các bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn: Viêm khớp mủ, lao khớp…
  • Nhiễm trùng toàn thân mức độ nặng (nấm, virus, vi khuẩn), tổn thương da vùng tiêm khớp nghi ngờ do nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào, áp xe, nhiễm nấm… vì khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong ổ khớp.
  • Tình trạng bệnh lý nội khoa nặng (suy tim, suy thận, xơ gan…).
  • U xương khớp (lành tính, ác tính).
  • Bệnh tim mạch: Suy tim, Tăng huyết áp, đang dùng thuốc chống đông.
  • Đái tháo đường: Cần điều chỉnh đường huyết của bệnh nhân ổn định trước và sau tiêm.
  • Bệnh lý về máu, rối loạn đông máu: Ưa chảy máu.
  • Suy giảm miễn dịch (HIV…).
  • Thai nghén.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn – một trong những chống chỉ định tuyệt đối khi tiêm corticoid vào trong khớp.
Hiệu quả của tiêm corticoid so với các phương pháp điều trị truyền thống

Trên thực tế lâm sàng, tiêm khớp và tiêm phần mềm cạnh khớp bằng chế phẩm steroid dạng dung dịch treo như hydrocortison acetat, methylprednisolone (depo – medrol), diprospan… là phương pháp đạt được hiệu quả điều trị cao, giúp giảm các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân như sưng, đau và cải thiện vận động cho người bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.

Mặt khác, do tiêm trực tiếp tại vị trí tổn thương nên giúp cho người bệnh tránh được các tác dụng không mong muốn so với đường toàn thân như yếu cơ, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nguy cơ không kiểm soát được đường huyết trên nền bệnh nhân có đái tháo đường ….

Tiêm Corticoid có nguy hiểm không?

Chính vì tính ưu việt của phương pháp này, hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cũng như cán bộ y tế lạm dụng trong quá trình điều trị, không tuân thủ các chỉ định cũng như chống chỉ định, quy trình thực hiện của Bộ Y Tế.

Không chỉ vậy, việc thủ thuật có thể thực hiện dễ dàng tại các phòng khám nên nhiều bệnh nhân đã được tiêm hay được nghe về việc tiêm nội khớp làm giảm đau nhanh, nên đến các cơ sở chưa được cấp phép – người thực hiện chưa được đào tạo bài bản về tiêm nội khớp cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm, viêm khớp nhiễm khuẩn, đứt gân, teo cơ…

Ngoài ra việc tiêm nội khớp corticoid cũng làm tăng nguy cơ mất sụn, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp sau này.

Một số tai biến thường gặp như:

  • Nhiễm khuẩn khớp tiêm dẫn đến tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân là do việc không đảm bảo tốt quy tắc vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật, quá liều hoặc thuốc không đảm bảo về chất lượng… Đây là một tai biến nặng cần được xử lý kịp thời để tránh những hậu quả xấu xảy ra
  • Teo da, mất sắc tố da tại vị trí tiêm: nguyên nhân là do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hay tiêm không đúng kỹ thuật như tiêm quá nông
  • Các tai biến với biểu hiện của kích thích hệ phó giao cảm như choáng váng, cảm giác tức ngực, vã mồ hôi, khó thở do bệnh nhân quá sợ hãi. Khi đó cần cho bệnh nhân nằm đầu đầu bằng, kê chân cao, theo dõi sát các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp, SpO2 để có thể phát hiện và xử trí cấp cứu khi cần thiết
Vì vậy, cần phải nhấn mạnh rằng, thủ thuật tiêm corticoid nội khớp và phần mềm quanh khớp là một thủ thuật an toàn, hiệu quả, chi phí thấp nhưng chỉ khi được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa được cấp phép, đảm bảo các điều kiện vô trùng, do các bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo bài bản về kỹ thuật này thực hiện.

Thời gian giữa các lần tiêm corticoid
Theo khuyến cáo:

  • Không tiêm quá ba khớp trong một lần tiêm
  • Không tiêm quá ba lần trong một đợt tiêm
  • Mỗi lần tiêm cách nhau từ 7 đến 15 ngày
  • Đợt điều trị tiếp theo chỉ nên lặp lại sau 3 đến 6 tháng
  • Trong một năm không quá 2- 3 đợt


Như vậy, tiêm corticoid nội khớp và phần mềm quanh khớp là một trong những phương pháp điều trị an toàn có hiệu quả cao, khi được thực hiện bởi các thầy thuốc hiểu biết, kinh nghiệm và có kĩ năng. Với đội ngũ các y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, cơ sở trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn về các điều kiện vô trùng, phòng khám DrKnee là một địa chỉ tin cậy dành cho người bệnh muốn được thăm khám, tư vấn và điều trị bằng kỹ thuật tiêm corticoid vào khớp và phần mềm quanh khớp.
 

Đối tác

Top