Một vài nét về cột cờ Lũng Cú
Từ Đồng Văn đi cột cờ Lũng Cú khoảng hơn 20km, cách thủ đô Hà Nội vừa tròn 500km. Cột cờ tọa trên đỉnh núi Rồng có độ cao so với mực nước biển là 1700m. Nhiều người lầm tưởng cột cờ là điểm cực Bắc, nhưng thực tế thì phải đi thêm hơn 3km về phía Đông mới tới cực Bắc của đất nước. Đứng dưới cột cờ, phóng tầm mắt về phía Bắc khoảng gần 500m về phía bắc sẽ thấy cột mốc 422 biên giới Việt - Trung. Ngắm nhìn lá cờ bay phấp phới - biểu tưởng của độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam, hành khách của tour Hà Giang giá rẻ ai ai cũng cảm nhận được hai từ Tổ Quốc mới thiêng liêng biết nhường nào.
Đi du lịch Hà Giang, phải đứng tại nơi đây mới cảm nhận rõ rệt được niềm tự hào và sự biết ơn ông cha đổ bao xương máu để giữ gìn vùng đất biên cương bao la. Xưa kia, Lý Thường Kiệt đã cho cắm cột mốc tại vị trí cột cờ Lũng Cú bây giờ để khẳng định chủ quyền chắc nịch “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Tới thời Tây Sơn, Quang Trung hoàng đế sau khi dẹp tan quân xâm lược đã đặt một chiếc trống lớn nơi biên ải để báo hiệu khi giặc xâm lăng bờ cõi cũng như đánh vào tâm lý của địch, góp phần làm nên rất nhiều thắng lợi. Vị trí đặt trống vua ban ngày nay là trạm biên phòng Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.
Những dấu mốc lịch sử trên cột cờ Lũng Cú
Cột cờ thuở ban sơ được làm bằng tre, năm 1978 thay bằng bằng gỗ sa mộc (sa mu) cao 12m, loài cây biểu tượng của vùng cao phía Bắc. Cho tới năm 2002 thì được xây kiên cố bằng xi măng cốt thép, chiều cao tổng cộng của cột cờ là hơn 33m, thân cao hơn 20m, cán cờ cao 13m, rộng 3,8m, lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2 tượng trưng 54 dân tộc anh em.
Được mô phỏng theo Cột cờ Hà Nội, thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ Lũng Cú là 8 tấm phù điêu bằng đá ghi lại các quá trình lịch sử đất nước - con người, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Hà Giang, phía trên mỗi tấm đá có gắn 8 tấm phù điêu được đính lên hình trống đồng - biểu tượng ngàn năm lịch sử của văn hóa Việt Nam.
Lên cột cờ Lũng Cú leo bao nhiêu bậc
Đi lên cột cờ có hai hướng, nếu đi phía trước du khách phải leo 825 bậc thang xi măng được chia làm 3 chặng, mỗi chặng sẽ có nhà chờ để nghỉ chân và ngắm cảnh cao nguyên đá Đồng Văn. Còn nếu đi từ phía sau thì được ngồi xe thêm một đọan rồi leo 279 bậc thang xi măng để tới chân cột, sau đó leo 135 bậc thang sắt bên trong cột để đến cán cờ.
Ở dưới chân cột cờ, khách của tour Hà Giang từ Hà Nội đều được thấy phía xa là con sông Nho Quế - lằn ranh giới Việt Trung với núi non trùng trùng, ruộng nương xanh mướt, bản làng mờ ảo trong khói lam chiều - một bức tranh sinh động mang đậm hồn Việt. Và thật kỳ diệu, ở nơi nước quý hơn vàng này lại xuất hiện hai hồ nước trong vắt không cạn bao giờ giữa hai thôn Lô Lô Chải và Thèn Tả. Nằm cách nhau khoảng 300m, hai hồ nước được ví như đôi mắt rồng - nguồn sống của vùng đất này.
Đến Lũng Cú đi chơi đâu
Thung Lũng Sủng Là nằm trên đường từ Yên Minh đi Đồng Văn, bao bọc bởi những dãy núi đá tai mèo xám xịt, sắc nhọn. Nơi đây được ví như một cô thôn nữ dịu dàng, khoác lên mình những màu sắc rực rỡ: màu xanh tốt của ruộng ngô, màu vàng óng của những bông hao cải, trắng tinh khôi của hoa mận hay hồng phớt của hoa đào rừng. Nhà trình tường với mái âm dương là một nét kiến trúc độc đáo ở nơi đây.
Thị trấn Phó Bảng cách con đường Yên Minh đi Hà Giang tầm hơn 4km, là một thị trấn yên bình tách biệt so với sự ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Những ngôi nhà trình tường với gam màu trầm, những cánh cửa cũ kỹ bên cạnh là câu đối đỏ càng làm cho khung cảnh nơi đây thêm đìu hiu, cả thị trấn như đang say trong giấc ngủ ngót nghét đến trăm năm.
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hoa mọc trên đá, khắp nơi nhìn đâu cũng thấy đá: ngước lên trên là những dãy núi đá cao chót vót, cúi xuống dưới cũng lởm chởm đá tai mèo, xám là gam màu chủ đạo ở nơi đây. Thiên nhiên nơi đây dường như cũng kiên cường cùng con người, bắp cứ thế bám chặt vào đá mà sống, có nơi ng ta phải mang đất đổ vào trong đá để nuôi cây, thế mà vẫn xanh tốt…
Trên đường Yên Minh đi Đồng Văn, rẽ qua Mèo Vạc sẽ xa hơn 30km nhưng đổi lại sẽ được ngắm đèo Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đèo với nhiều khúc cua tay áo nối tiếp nhau, một bên là vách đá chọc trời, một bên là vực thẳm. Có độ cao so với mực nước biển là 2000m, nơi đây chỗ nào cũng toàn là mây, thậm chí với tay là tóm được mây…
Ai đó đã từng nói: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiêu thiếu cái gì đó…”. Khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm, mỗi người đều có một cảm nhận của riêng mình về cái sự thiếu đó. Nhưng chắc chắn rằng giống như Việt Queen Travel, tất cả đều thêm tự hào và yêu cái mảnh đất hình chữ S thân thương này.
(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet
Từ Đồng Văn đi cột cờ Lũng Cú khoảng hơn 20km, cách thủ đô Hà Nội vừa tròn 500km. Cột cờ tọa trên đỉnh núi Rồng có độ cao so với mực nước biển là 1700m. Nhiều người lầm tưởng cột cờ là điểm cực Bắc, nhưng thực tế thì phải đi thêm hơn 3km về phía Đông mới tới cực Bắc của đất nước. Đứng dưới cột cờ, phóng tầm mắt về phía Bắc khoảng gần 500m về phía bắc sẽ thấy cột mốc 422 biên giới Việt - Trung. Ngắm nhìn lá cờ bay phấp phới - biểu tưởng của độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam, hành khách của tour Hà Giang giá rẻ ai ai cũng cảm nhận được hai từ Tổ Quốc mới thiêng liêng biết nhường nào.
Đi du lịch Hà Giang, phải đứng tại nơi đây mới cảm nhận rõ rệt được niềm tự hào và sự biết ơn ông cha đổ bao xương máu để giữ gìn vùng đất biên cương bao la. Xưa kia, Lý Thường Kiệt đã cho cắm cột mốc tại vị trí cột cờ Lũng Cú bây giờ để khẳng định chủ quyền chắc nịch “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Tới thời Tây Sơn, Quang Trung hoàng đế sau khi dẹp tan quân xâm lược đã đặt một chiếc trống lớn nơi biên ải để báo hiệu khi giặc xâm lăng bờ cõi cũng như đánh vào tâm lý của địch, góp phần làm nên rất nhiều thắng lợi. Vị trí đặt trống vua ban ngày nay là trạm biên phòng Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.
Những dấu mốc lịch sử trên cột cờ Lũng Cú
Cột cờ thuở ban sơ được làm bằng tre, năm 1978 thay bằng bằng gỗ sa mộc (sa mu) cao 12m, loài cây biểu tượng của vùng cao phía Bắc. Cho tới năm 2002 thì được xây kiên cố bằng xi măng cốt thép, chiều cao tổng cộng của cột cờ là hơn 33m, thân cao hơn 20m, cán cờ cao 13m, rộng 3,8m, lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2 tượng trưng 54 dân tộc anh em.
Được mô phỏng theo Cột cờ Hà Nội, thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ Lũng Cú là 8 tấm phù điêu bằng đá ghi lại các quá trình lịch sử đất nước - con người, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Hà Giang, phía trên mỗi tấm đá có gắn 8 tấm phù điêu được đính lên hình trống đồng - biểu tượng ngàn năm lịch sử của văn hóa Việt Nam.
Lên cột cờ Lũng Cú leo bao nhiêu bậc
Đi lên cột cờ có hai hướng, nếu đi phía trước du khách phải leo 825 bậc thang xi măng được chia làm 3 chặng, mỗi chặng sẽ có nhà chờ để nghỉ chân và ngắm cảnh cao nguyên đá Đồng Văn. Còn nếu đi từ phía sau thì được ngồi xe thêm một đọan rồi leo 279 bậc thang xi măng để tới chân cột, sau đó leo 135 bậc thang sắt bên trong cột để đến cán cờ.
Ở dưới chân cột cờ, khách của tour Hà Giang từ Hà Nội đều được thấy phía xa là con sông Nho Quế - lằn ranh giới Việt Trung với núi non trùng trùng, ruộng nương xanh mướt, bản làng mờ ảo trong khói lam chiều - một bức tranh sinh động mang đậm hồn Việt. Và thật kỳ diệu, ở nơi nước quý hơn vàng này lại xuất hiện hai hồ nước trong vắt không cạn bao giờ giữa hai thôn Lô Lô Chải và Thèn Tả. Nằm cách nhau khoảng 300m, hai hồ nước được ví như đôi mắt rồng - nguồn sống của vùng đất này.
Đến Lũng Cú đi chơi đâu
Thung Lũng Sủng Là nằm trên đường từ Yên Minh đi Đồng Văn, bao bọc bởi những dãy núi đá tai mèo xám xịt, sắc nhọn. Nơi đây được ví như một cô thôn nữ dịu dàng, khoác lên mình những màu sắc rực rỡ: màu xanh tốt của ruộng ngô, màu vàng óng của những bông hao cải, trắng tinh khôi của hoa mận hay hồng phớt của hoa đào rừng. Nhà trình tường với mái âm dương là một nét kiến trúc độc đáo ở nơi đây.
Thị trấn Phó Bảng cách con đường Yên Minh đi Hà Giang tầm hơn 4km, là một thị trấn yên bình tách biệt so với sự ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Những ngôi nhà trình tường với gam màu trầm, những cánh cửa cũ kỹ bên cạnh là câu đối đỏ càng làm cho khung cảnh nơi đây thêm đìu hiu, cả thị trấn như đang say trong giấc ngủ ngót nghét đến trăm năm.
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hoa mọc trên đá, khắp nơi nhìn đâu cũng thấy đá: ngước lên trên là những dãy núi đá cao chót vót, cúi xuống dưới cũng lởm chởm đá tai mèo, xám là gam màu chủ đạo ở nơi đây. Thiên nhiên nơi đây dường như cũng kiên cường cùng con người, bắp cứ thế bám chặt vào đá mà sống, có nơi ng ta phải mang đất đổ vào trong đá để nuôi cây, thế mà vẫn xanh tốt…
Trên đường Yên Minh đi Đồng Văn, rẽ qua Mèo Vạc sẽ xa hơn 30km nhưng đổi lại sẽ được ngắm đèo Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đèo với nhiều khúc cua tay áo nối tiếp nhau, một bên là vách đá chọc trời, một bên là vực thẳm. Có độ cao so với mực nước biển là 2000m, nơi đây chỗ nào cũng toàn là mây, thậm chí với tay là tóm được mây…
Ai đó đã từng nói: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiêu thiếu cái gì đó…”. Khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm, mỗi người đều có một cảm nhận của riêng mình về cái sự thiếu đó. Nhưng chắc chắn rằng giống như Việt Queen Travel, tất cả đều thêm tự hào và yêu cái mảnh đất hình chữ S thân thương này.
(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet