Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Đại Nội Huế - giá trị lịch sử của triều đại nhà Nguyễn

gdvnngoc5tram6

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/3/19
Bài viết
16
Thích
0
Điểm
1
#1
Nằm ở bờ Bắc dòng sông Hương thơ mộng, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993.
Hệ thống kinh thành này gồm rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng, nơi từng là trung tâm chính trị của cả nước và là nơi trị vì của 13 vị vua triều Nguyễn
Đại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo được khởi công xây dựng vào khoản hơn hai thế kỷ trước. Đây như một công trình biểu tượng cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn., tất cả được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Bao quanh là hệ thống thành quách lưu giữ tinh hoa kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Trải qua hàng trăm năm trầm mặc và tôn nghiêm trên đất Huế, Đại Nội Huế vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc và lịch sử
Cổng Ngọ Môn, một trong 4 cổng dẫn vào Hoàng thành. Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Hoàng thành, được xây dựng vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng. Ngọ Môn chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng thành và có đoàn ngự đạo theo hầu hoặc khi tiếp kiến các sứ thành ngoại quốc
Để miêu tả ngắn gọn về kiến trúc của Ngọ Môn, ca dao xưa có câu:
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng 2 cửa quanh”
Năm cửa tương ứng với Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ. Kế bên nữa là hai lối đi mang tên Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho lính tráng, voi ngựa theo hầu.
Lầu ở đây nói đến lầu Ngũ Phụng – tòa nhà này được ví như 5 con chim phụng hoàng đang đậu liền nhau. Trên thực tế lầu Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối liền mạch với nhau. Bộ mặt chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói Hoàng lưu ly vì đây là nơi dành cho vua ngồi dự lễ, tám bộ còn lại lợp ngói Thanh lưu ly, đây là vị trí của các quan. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa) mà quý khách có thể thấy qua những bức tranh đằng kia. Và một sự kiến rất quan trọng đó là ngày 30 tháng 8 năm 1945 tại Ngọ Môn vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
Rời cửa Ngọ Môn bây giờ chúng ta đang đi trên cây cầu Trung Đạo
Đây là cây cầu bắc qua một cái hồ xây rất đẹp, hồ này gọi là hồ Thái dịch. Ở mỗi đầu cầu đều có một phượng môn, trụ bằng đồng chạm mây nổi quấn quanh rất ngoạn mục, trên ngách được trang hoàng bằng pháp lam năm màu rực rỡ
Bước qua khỏi phượng môn phía Bắc quý khách sẽ nhìn thấy một sân rộng mênh mông, gọi là sân Đại Triều Nghi. Đây là nơi diễn ra các lễ Đăng quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều
Giữa sân từ của Ngọ Môn đi vào có một con đường gọi là Dũng đạo. Hai góc hai bên có đúc hai con kỳ lân rất lớn bằng đồng thiếp vàng được đặt trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng. Sân Đại Triều Nghi không mang giá trị về mặt kiến trúc trừ kỳ lân phía trước sân. Tuy nhiên, xét về mặt lịch sử, sân là nơi chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của 13 đời vua triều Nguyễn. Ngày nay, sân là sân khấu ngoài trời để biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế mỗi lần có chương trình “đêm Hoàng Cung”, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của kinh thành Huế.
Địa điểm dừng chân tiếp theo của chúng ta là Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất bởi đây là nơi đặt ngai vàng của nhà vua – tượng trưng cho quyền lực của nhà nước phong kiến
Điện Thái Hòa cũng như nhiều điện khác trong Đại nội được thiết kế theo kiểu thức nhà kép (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà), nhà trước và nhà sau của điện nằm trên một mặt nền và nối liền nhau.
Trong gian điện này một hình ảnh nổi bật đó là con rồng. Ở đây rồng được sử dụng đủ kích cỡ, đủ hình thái, mỗi con một dáng vẻ riêng tạo cho ta cái cảm giác đang bước vào một nơi mà ở đó là giang sơn của loài rồng.
Ngay sau Điện Thái Hòa là Tử Cấm Thành, đây là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia. Bên trong Tử Cấm Thành có khoảng 40 công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia thành nhiều khu vực. Theo trục Nam Bắc, trong Tử Cấm Thành có các điện: Cần Chánh là nơi vua làm việc hàng ngày, điện Càn Thanh là nơi ăn ngủ của vua, điện Khôn Thái là nơi ở của Hoàng Quý Phi.
Thưa quý khách, các vua triều Nguyễn đều rất chuộng Nho giáo mà theo đạo này quan niệm chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một đời sống khác và sự tồn tại của họ là sự thờ phụng của con chau. Cũng vì đạo hiếu đó mà vua Minh Mạng vào những năm 1921 đã xây dựng Thế Miếu để thờ vua Gia Long
Theo gia pháp của dòng họ Nguyễn thì chỉ có những vị vua băng hà khi còn tại vị thì mới được đặt án thờ trong tòa Thế Miếu còn các vị vua bị coi là “xuất đế” và “phế đế” đều không được thờ trong tòa miếu này. Do đó, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Khải Định. Và đến tháng 10/1958 , án thờ của 3 vị vưa yêu nước là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân vốn bị liệt vào hạng “xuất đế” cũng đã được đưa vào thờ ở Thế Miếu.
Bây giờ mời đoàn chúng ta ra phía trước Thế Miếu và tiếp tục chuyến tham quan
Chín cái đỉnh nằm dưới bóng Hiển Lâm Các trước mắt chính là chín cái đỉnh đồng lớn nhất Việt Nam, gọi là Cửu đỉnh. Cửu đỉnh được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Trên mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu của một vị vua nhà Nguyễn và được xem là biểu tượng của vị vua đó.
Ngay sau Cửu đỉnh là Hiển Lâm Các – công trình cao 13m và là tòa nhà cao nhất trong Đại Nội
Tòa lầu này có 3 tầng được xây vào thời vua Minh Mạng. Yếu tố chính tạo nên sự bền vững của toà nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ, trong đó 4 cột chính cao 12m xuyên suốt cả 3 tầng của toàn nhà.
Hiển Lâm Các là nơi ghi lại công lao của các vua Nguyễn và các công thần đã có công dựng nước và giữ nước nên được vua Minh Mạng rất chú ý xây dựng. Chính vì thế mà Hiển Lâm Các được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo trong các công trình kiến trúc ở hoàng thành, bởi nó được thiết kế vừa cân xứng vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế. Cũng chính vì thế mà công tác bảo tồn và tôn tạo rất được lưu ý.
 

Đối tác

Top