- Tham gia
- 25/10/19
- Bài viết
- 7
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
- THÀNH PHẦN:
- Mỗi viên chứa:
- Cao đặc Đan sâm (Extractum Radix Salviae)..................................100 mg
- Tương đương 450 mg dược liệu Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
- Bột Tam thất (Radix Panasis notoginseng)........................................70 mg
- Tá dược (Avicel, Aerosil, Nipagin, Nipasol, Acid Benzoic, DST, Talc, Magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, Titan dioxid, Sắt oxid)...................vừa đủ
- Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, an thần. Đặc biệt có tác dụng rất đặc hiệu trên tim và mạch vành.
* Chủ trị:
- Các chứng đau do huyết ứ trệ, rối loạn vận mạch (đau cơ, co thắt động mạch vành tim, đau đầu) di chứng tai biến mạch máu não, phụ nữ bế kinh, thống kinh, chấn thương tụ huyết.
- Huyết hư, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu, khó ngủ, ít ngủ.
- Tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, chỉ huyết, bổ huyết, tiêu viêm.
- Xuất huyết, ứ huyết: xuất huyết đường tiêu hoá (dạ dày, ruột...), đứt mạch máu não, di chứng tai biến mạch máu não, cơn đau do huyết ứ trệ (đau đầu do rối loạn vận mạch, đau do co thắt động mạch vành tim, đau do rối loạn tuần hoàn ngoại biên...), chấn thương tụ huyết (do tai nạn, va đập...)
- Một số chứng viêm do tụ huyết.
- Huyết hư: Thiếu máu, suy nhược cơ thể. Tam thất có tác dụng “tiêu huyết cũ, sinh huyết mới” nên nó là vị thuốc rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế ứng dụng Tam thất để phòng và trị khối u: u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư phổi, gan, dạ dày...
LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi lần uống 3 - 4 viên, ngày 3 lần.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt, người sốt cao, chảy máu, sốt xuất huyết.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ của thuốc gây nên. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.