Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHUẨN BỊ ĐIỀU GÌ ?

Nguyễn Anh Khôi

Thành viên cấp 1
Tham gia
30/8/19
Bài viết
76
Thích
0
Điểm
6
#1
Bạn có biết không? Nhãn hiệu được coi là một trong những tài sản vô hình lớn nhất quan trọng nhất của doanh nghiệp. Những giá trị về nhà xưởng, những thiết bị đầu tư hay sản phẩm hàng hóa và cả dịch vụ vẫn có giá trị thấp hơn so với giá trị nhãn hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Cho nên việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ làm nền tảng phát triển cho mỗi doanh nghiệp không chỉ phát triển về mỗi hàng hóa, dịch vụ mà còn phát triển về tài sản hữu hình.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cho mình một nhãn hiệu về hàng hóa hay dịch vụ mà mình kinh doanh. Đó là những giá trị tạo nên niềm tin, sự uy tín, chất lượng cho khách hàng. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác.






Các Chủ thể được cấp quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm:

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;

Cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu

Nhóm dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Có 34 nhóm cho hàng hóa, 11 nhóm cho dịch vụ.

Các bước tiến hành tra cứu và đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Doanh nghiệp gửi mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho Công ty cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu để tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị:

03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm.

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu thông qua Công ty luật Việt An thời gian từ 1-3 ngày làm việc.

Kết quả tra cứu nhãn hiệu:

Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký sau đó sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký từ những công ty cung cấp dịch vụ đăng ký hóa đơn cho Doan nghiệp.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị

Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)

01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)

Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.




Kết quả giai đoạn 1:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả giai đoạn 2 của đơn đăng ký nhãn hiệu:

Chấp nhận đơn hợp lệ

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Kết quả giai đoạn 3:

Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng

Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng

Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Công ty cung cấp dịch vụ sẽ gửi thông báo đến Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng cũng như để lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn cấp văn bằng cho Doanh nghiệp là 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Thời hạn cho việc bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Chính vì thế, nhãn hiệu doanh nghiệp sẽ là tài sản xuyên suốt trong quá trình hoạt động, kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Tham gia chia sẻ thông tin tại Blog thongtinsanphamcongnghiep.wordpress.com
 

Đối tác

Top