- Tham gia
- 7/8/20
- Bài viết
- 170
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Khai báo thuế là gì?
Chưa có định nghĩa cụ thể báo cáo thuế là gì, tuy nhiên có thể hiểu báo cáo thuế là chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, thực hiện hoạt động kê khai hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do đơn vị phát hành là Thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Báo cáo thuế được xem là công cụ quản lí của cơ quan thuế nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế cần nắm bắt rõ các quy định pháp luật về làm báo cáo thuế như: thủ tục làm báo cáo thuế, lịch nộp báo cáo thuế, hay các công việc cần làm để hoàn thiện báo cáo thuế,…
Báo cáo thuế là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Khi đó, trách nhiệm kê khai thuộc về doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp tự làm báo cáo, tự khai và chịu trách nhiệm trước những số liệu mà mình đã khai.
Có hai hình thức làm báo cáo thuế đó là báo cáo bằng văn bản và báo cáo điện tử. Hiện nay hình thức thông báo bằng điện tử được sử dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm mà hình thức này mang lại như tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian.
Làm báo cáo thuế là làm những gì?
Về cơ bản, các loại thuế mà doanh nghiệp cần kê khai và nộp gồm những loại thuế sau:
– Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa;
– Thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thuế bảo vệ môi trường;
– Thuế môn bài;
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế?
Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế liên quan đến thời hạn nộp tờ khai theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tờ khai nộp thuế môn bài, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thù được nộp tới cơ quan thuế nhà nước chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
– Tờ khai thuế Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân,… sẽ có thời hạn nộp tờ khai theo các kỳ kế toán khác nhau.
+ Theo tháng thì tờ khai các loại thuế trên bắt buộc phải nộp chậm nhất là 20 ngày của tháng sau.
+ Theo quý tờ khai được nộp chậm nhất là 30 ngày của tháng đầu tiên của quý sau.
+ Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm cần thực hiện đúng thời hạn, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Để kê khai GTGT, chúng ta phải biết được doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Thông thường các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ đồng sẽ phải áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc có thể tự nguyện.
Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chúng ta sẽ phải thu thập tất cả những chứng từ phát sinh chẳng hạn như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng… có liên quan tới thuế gia tăng. Kiểm tra xem tất cả có hợp pháp không. Nếu hợp pháp thì phải lập tờ khai theo mẫu số 01/GTGT tại thông tư số 119/2014/TT – BTC của Bộ tài chính quy định. Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau.
Các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện việc đầu tư mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị hoặc có doanh thu nhỏ hơn một tỷ đồng sẽ phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thuế GTGT phải nộp cho cơ quan Thuế được tính trên doanh thu. Mỗi loại hình kinh doanh sản xuất sẽ có mỗi cách tính khác nhau. Sau khi tính chúng ta sẽ làm tờ khai theo mẫu số 04/GTGT tại thông tư số 119/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định và tiến hành nộp thuế.
Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo quý, thì thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ kê khai theo quý. Kê khai thuế TNCN là việc kê khai bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định thì doanh nghiệp có đối tượng chịu thuế TNCN phải kê khai thuế TNCN cho cá nhân có ủy quyền. Sau khi xác định khoản tiền phát sinh được giảm trừ và số thuế phải nộp, chúng ta sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho người lao động theo mẫu số 05/KK – TNCN thông tư 92/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định. Thời hạn nộp thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế có biến động. Và căn cứ vào lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả những chi phí để tính ra số thuế phải nộp. Theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định thì doanh nghiệp kê khai thuế TNDN theo quý chỉ cần kê khai số tiền tạm tính phát sinh và nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Nếu khoản tiền tạm nộp có sự chênh lệch với khoản tiền quyết toán lớn hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung số còn thiếu so với số quyết toán vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4. Nếu khoản tiền tạm nộp có sự chênh lệch với khoản tiền quyết toán nhỏ hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp khoản tiền chênh lệch ấy từ ngày tạm nộp thuế tới ngày hết hạn nộp thuế.
Chưa có định nghĩa cụ thể báo cáo thuế là gì, tuy nhiên có thể hiểu báo cáo thuế là chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, thực hiện hoạt động kê khai hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do đơn vị phát hành là Thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Báo cáo thuế được xem là công cụ quản lí của cơ quan thuế nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế cần nắm bắt rõ các quy định pháp luật về làm báo cáo thuế như: thủ tục làm báo cáo thuế, lịch nộp báo cáo thuế, hay các công việc cần làm để hoàn thiện báo cáo thuế,…
Báo cáo thuế là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Khi đó, trách nhiệm kê khai thuộc về doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp tự làm báo cáo, tự khai và chịu trách nhiệm trước những số liệu mà mình đã khai.
Có hai hình thức làm báo cáo thuế đó là báo cáo bằng văn bản và báo cáo điện tử. Hiện nay hình thức thông báo bằng điện tử được sử dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm mà hình thức này mang lại như tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian.
Làm báo cáo thuế là làm những gì?
Về cơ bản, các loại thuế mà doanh nghiệp cần kê khai và nộp gồm những loại thuế sau:
– Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa;
– Thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thuế bảo vệ môi trường;
– Thuế môn bài;
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế?
Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế liên quan đến thời hạn nộp tờ khai theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tờ khai nộp thuế môn bài, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thù được nộp tới cơ quan thuế nhà nước chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
– Tờ khai thuế Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân,… sẽ có thời hạn nộp tờ khai theo các kỳ kế toán khác nhau.
+ Theo tháng thì tờ khai các loại thuế trên bắt buộc phải nộp chậm nhất là 20 ngày của tháng sau.
+ Theo quý tờ khai được nộp chậm nhất là 30 ngày của tháng đầu tiên của quý sau.
+ Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm cần thực hiện đúng thời hạn, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Để kê khai GTGT, chúng ta phải biết được doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Thông thường các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ đồng sẽ phải áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc có thể tự nguyện.
Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chúng ta sẽ phải thu thập tất cả những chứng từ phát sinh chẳng hạn như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng… có liên quan tới thuế gia tăng. Kiểm tra xem tất cả có hợp pháp không. Nếu hợp pháp thì phải lập tờ khai theo mẫu số 01/GTGT tại thông tư số 119/2014/TT – BTC của Bộ tài chính quy định. Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau.
Các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện việc đầu tư mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị hoặc có doanh thu nhỏ hơn một tỷ đồng sẽ phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thuế GTGT phải nộp cho cơ quan Thuế được tính trên doanh thu. Mỗi loại hình kinh doanh sản xuất sẽ có mỗi cách tính khác nhau. Sau khi tính chúng ta sẽ làm tờ khai theo mẫu số 04/GTGT tại thông tư số 119/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định và tiến hành nộp thuế.
Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo quý, thì thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ kê khai theo quý. Kê khai thuế TNCN là việc kê khai bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định thì doanh nghiệp có đối tượng chịu thuế TNCN phải kê khai thuế TNCN cho cá nhân có ủy quyền. Sau khi xác định khoản tiền phát sinh được giảm trừ và số thuế phải nộp, chúng ta sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho người lao động theo mẫu số 05/KK – TNCN thông tư 92/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định. Thời hạn nộp thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế có biến động. Và căn cứ vào lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả những chi phí để tính ra số thuế phải nộp. Theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định thì doanh nghiệp kê khai thuế TNDN theo quý chỉ cần kê khai số tiền tạm tính phát sinh và nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Nếu khoản tiền tạm nộp có sự chênh lệch với khoản tiền quyết toán lớn hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung số còn thiếu so với số quyết toán vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4. Nếu khoản tiền tạm nộp có sự chênh lệch với khoản tiền quyết toán nhỏ hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp khoản tiền chênh lệch ấy từ ngày tạm nộp thuế tới ngày hết hạn nộp thuế.