Kỹ năng phục vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với xu hướng coi khách hàng là trung tâm của sự phục vụ, dịch vụ đóng vai trò cốt yếu trong việc làm hài lòng khách hàng, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh hàng hóa quyết liệt giữa các doanh nghiệp.
Chăm sóc khách hàng là gì?
Hiểu một cách rộng nhất, chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng để tạo nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của chăm sóc khách hàng không chỉ hướng tới làm thỏa mãn khách hàng, coi phục vụ là yếu tố hàng đầu mà còn nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng, tạo nguồn khách hàng trung thành gắn bó với doanh nghiệp trong tương lai. Chăm sóc khách hàng dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp, là khoản đầu tư lâu dài, cốt lõi cho thành công của doanh nghiệp.
Tăng cường kỹ năng chăm sóc khách hàng
Đầu tiên hãy đảm bảo đội ngũ làm việc trong dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng của bạn được trang bị đầy đủ những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Không một phần mềm CRM nào có thể bù đắp cho sự thiếu sót trong lĩnh vực này. Hãy tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng chăm sóc khách hàng mẫu mực đại diện cho công ty mình hoặc đào tạo họ trở thành những đại diện ưu tú:
Đồng cảm, kiên nhẫn và nhất quán: Khách hàng tìm đến doanh nghiệp với mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ, cần đồng cảm với nhu cầu của khách hàng, kiên nhẫn lắng nghe và nhất quán trong việc tư vấn, đưa ra giải pháp cho họ.
Khả năng thích ứng: Trong khi làm việc với khách hàng của mình, nhân viên không tránh khỏi những tình huống bất ngờ mà ở đó khả năng thích ứng cần phát huy cao độ. Linh hoạt, nhanh nhạy và ứng biến kịp thời là kỹ năng cần thiết phải trang bị.
Truyền đạt thông tin rõ ràng: Làm việc với khách hàng của mình, bạn phải rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp thật tốt, cách bạn truyền đạt thông tin rõ ràng, trọng tâm, xúc tích để khách hàng có thể nắm bắt được sản phẩm một cách nhanh và đầy đủ nhất.
Tinh thần làm việc: Người nhân viên chăm sóc khách hàng giống như nghề “làm dâu trăm họ”, vừa phải phục vụ số lượng đối tượng khách hàng lớn đồng thời vẫn phải đảm bảo hài lòng tất cả khách hàng. Tinh thần làm việc luôn cần nhiệt huyết, tận tâm, kiên nhẫn mới có thể đáp ứng được nhu cầu này.
Kiến thức: Khách hàng sẽ có vô vàn câu hỏi dành cho bạn mà khi đó, kiến thức về sản phẩm phải đầy đủ và khái quát nhất. Bạn cần trang bị cho mình kiến thức về sản xuất cũng như quy trình của sản phẩm. Ngoài ra, những kiến thức trong ngành cũng sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trong việc thuyết phục khách hàng.
Chú ý tới các vấn đề nhạy cảm
Một trải nghiệm tiêu cực tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời mua sắm của khách hàng có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn. Hãy chú ý từng hành động nhỏ và khi có sai sót cần nhanh chóng giải quyết. Tạo cho mình một phong cách làm việc nhất quán, chuyên nghiệp, tận tâm tránh gây những hiểu lầm cũng như sai sót trong quá trình làm việc với khách hàng.
Dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng luôn song song hành động với nhau nhằm mục tiêu hướng tới khách hàng làm trung tâm. Chăm sóc khách hàng luôn phải đặt lên ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, có như thế, doanh nghiệp mới tạo được nền tảng hoạt động vững chắc sau này.
Chăm sóc khách hàng là gì?
Hiểu một cách rộng nhất, chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng để tạo nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của chăm sóc khách hàng không chỉ hướng tới làm thỏa mãn khách hàng, coi phục vụ là yếu tố hàng đầu mà còn nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng, tạo nguồn khách hàng trung thành gắn bó với doanh nghiệp trong tương lai. Chăm sóc khách hàng dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp, là khoản đầu tư lâu dài, cốt lõi cho thành công của doanh nghiệp.
Tăng cường kỹ năng chăm sóc khách hàng
Đầu tiên hãy đảm bảo đội ngũ làm việc trong dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng của bạn được trang bị đầy đủ những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Không một phần mềm CRM nào có thể bù đắp cho sự thiếu sót trong lĩnh vực này. Hãy tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng chăm sóc khách hàng mẫu mực đại diện cho công ty mình hoặc đào tạo họ trở thành những đại diện ưu tú:
Đồng cảm, kiên nhẫn và nhất quán: Khách hàng tìm đến doanh nghiệp với mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ, cần đồng cảm với nhu cầu của khách hàng, kiên nhẫn lắng nghe và nhất quán trong việc tư vấn, đưa ra giải pháp cho họ.
Khả năng thích ứng: Trong khi làm việc với khách hàng của mình, nhân viên không tránh khỏi những tình huống bất ngờ mà ở đó khả năng thích ứng cần phát huy cao độ. Linh hoạt, nhanh nhạy và ứng biến kịp thời là kỹ năng cần thiết phải trang bị.
Truyền đạt thông tin rõ ràng: Làm việc với khách hàng của mình, bạn phải rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp thật tốt, cách bạn truyền đạt thông tin rõ ràng, trọng tâm, xúc tích để khách hàng có thể nắm bắt được sản phẩm một cách nhanh và đầy đủ nhất.
Tinh thần làm việc: Người nhân viên chăm sóc khách hàng giống như nghề “làm dâu trăm họ”, vừa phải phục vụ số lượng đối tượng khách hàng lớn đồng thời vẫn phải đảm bảo hài lòng tất cả khách hàng. Tinh thần làm việc luôn cần nhiệt huyết, tận tâm, kiên nhẫn mới có thể đáp ứng được nhu cầu này.
Kiến thức: Khách hàng sẽ có vô vàn câu hỏi dành cho bạn mà khi đó, kiến thức về sản phẩm phải đầy đủ và khái quát nhất. Bạn cần trang bị cho mình kiến thức về sản xuất cũng như quy trình của sản phẩm. Ngoài ra, những kiến thức trong ngành cũng sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trong việc thuyết phục khách hàng.
Chú ý tới các vấn đề nhạy cảm
Một trải nghiệm tiêu cực tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời mua sắm của khách hàng có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn. Hãy chú ý từng hành động nhỏ và khi có sai sót cần nhanh chóng giải quyết. Tạo cho mình một phong cách làm việc nhất quán, chuyên nghiệp, tận tâm tránh gây những hiểu lầm cũng như sai sót trong quá trình làm việc với khách hàng.
Dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng luôn song song hành động với nhau nhằm mục tiêu hướng tới khách hàng làm trung tâm. Chăm sóc khách hàng luôn phải đặt lên ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, có như thế, doanh nghiệp mới tạo được nền tảng hoạt động vững chắc sau này.