Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Đặt câu hỏi – phương pháp đọc hiểu đặc biệt hiệu quả

thanhtruchn

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/4/19
Bài viết
485
Thích
0
Điểm
16
#1
Đặt câu hỏi – phương pháp đọc hiểu đặc biệt hiệu quả
Đặt câu hỏi là gì?
Nhằm tăng hiệu quả đọc hiểu, những người đọc giàu kinh nghiệm thường xuyên đặt câu hỏi trước, trong, sau khi đọc. Bạn cũng có thể giúp trẻ đọc tốt hơn bằng cách làm mẫu quá trình này và khích lệ trẻ áp dụng nó khi tự đọc.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)

Tại sao Đặt câu hỏi lại quan trọng?
Dolores Durkin trong nghiên cứu năm 1979 đã chỉ ra rằng, phần lớn giáo viên chỉ đặt câu hỏi cho học sinh sau khi kết thúc việc đọc. Vào cuối những năm 1990, nghiên cứu sâu hơn của Pressley và cộng sự năm 1998 tiếp tục cho thấy, giáo viên vẫn chỉ thích đưa ra cho học sinh câu hỏi đọc hiểu sau khi việc đọc được hoàn tất. Trong khi đó, vô số nghiên cứu ủng hộ đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc sẽ giúp nâng cao hiệu quả đọc rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, với đối tượng người lớn, khi được đề nghị chia sẻ ra những suy nghĩ của mình trong lúc đọc, họ đã vận dụng rất nhiều phương pháp đọc khác nhau, trong đó có đặt và trả lời câu hỏi trước, trong, sau khi đọc (Pressley và Afflerbach năm 1995).



Những người đọc hiệu quả có khả năng:
  • Biết được lý do tại sao họ lại đọc văn bản đó
  • Xem trước, đưa ra và làm rõ các dự đoán
  • Đọc một cách chọn lọc
  • Tạo kết nối và liên hệ với văn bản dựa trên những gì họ đã biết
  • Sử dụng ngữ cảnh để xác định các từ không biết
  • Đọc lại và ghi chú
  • Đánh giá chất lượng văn bản
  • Xem xét các điểm quan trọng trong văn bản
  • Cân nhắc khả năng sử dụng thông tin của văn bản trong tương lai
Đọc thành công không chỉ đơn giản là quá trình kỹ thuật “giải mã” văn bản. Hơn thế, nó là quá trình thấu nhập một cách chủ động.

Những người đọc giỏi tiếp cận văn bản với các câu hỏi và phát triển các câu hỏi mới trong khi đọc, ví dụ:
  • Câu chuyện này kể về điều gì?
  • Nhân vật chính muốn gì?
  • Cô ấy có được nó không? Nếu có, bằng cách nào?
Thậm chí sau khi đọc, những người đọc hứng thú vẫn sẽ đặt câu hỏi:
  • Ý nghĩa của những gì tôi vừa đọc?
  • Tại sao tác giả lại kết thúc đoạn/chương/cuốn sách theo cách đó?
  • Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì?
Tác giả giỏi dự đoán các câu hỏi từ đọc giả và gieo trồng chúng trong tâm trí độc giả (hãy nghĩ về những tựa đề sách như “Are you my mother?” của P. D. Eastman). Bằng cách này, đọc trở thành quá trình hợp tác giữa tác giả và người đọc. Công việc của tác giả là nêu câu hỏi và sau đó trả lời chúng – hoặc cung cấp nhiều đáp án khả thi. Người đọc hợp tác với tác giả bằng cách đưa ra câu hỏi đúng, đặc biệt chú ý tới câu trả lời của tác giả và đặt câu hỏi của chính mình.

Làm thế nào để thực hành Đặt câu hỏi trước, trong, sau khi đọc?
Để giúp trẻ học cách đặt câu hỏi trước, trong, sau khi đọc, hãy nghĩ và chia sẻ những suy nghĩ của bạn khi đọc một cuốn sách, một bài báo hoặc một loạt hướng dẫn nào đó. Viết mỗi câu hỏi vào một tờ giấy nhớ đính kèm, dán vào phần văn bản mà bạn thắc mắc.

Bạn có thể ngạc nhiên trước việc thường thì bạn có biết bao câu hỏi muốn được hỏi, được giải đáp liên quan tới thứ bạn đọc. Bạn có thể băn khoăn, trong lúc đọc và sau khi đọc, về cách tác giả đặt tên cuốn sách, về một từ nào đó, về cách bạn ứng dụng những thông tin thâu nhận được trong tương lai.

Bạn nên bắt đầu làm mẫu những dạng câu hỏi này cho trẻ trong quá trình đọc to cho trẻ nghe.

Nhấn mạnh rằng, ngay cả khi bạn là một người lớn đọc sách, những câu hỏi trước, trong, sau khi đọc vẫn giúp bạn hiểu sâu hơn về văn bản.

Hãy đặt những câu hỏi như:
  • Tựa đề cuốn sách gợi ý cho tôi nội dung gì về câu chuyện?
  • Đây là câu chuyện có thật hay tưởng tượng?
  • Tại sao tôi lại đọc cuốn sách này?
  • Những điều tôi đã biết về… là gì?
  • Tôi có thể đưa ra những dự đoán nào?
Chọn từ trước nhiều điểm ngừng lại trong khi đọc để hỏi và trả lời các câu hỏi. Các điểm ngừng lại không nên quá thường xuyên đến nỗi chúng làm cản trở tới việc hiểu và dòng chảy của văn bản.

Còn có một khoảng thời gian tuyệt vời khác để làm mẫu “phương pháp chỉnh sửa” để sửa những lỗi hiểu sai. Hãy bắt đầu đọc văn bản và tự hỏi các câu hỏi này trong quá trình đọc:

  • Tôi hiểu được gì từ những điều vừa đọc?
  • Ý chính của cuốn sách là gì?
  • Bức ảnh nào mà tác giả vẽ nên trong đầu tôi?
  • Tôi có cần đọc lại lần nữa để hiểu hơn về cuốn sách không?
  • Sau đó, đọc lại văn bản, đặt những câu hỏi dưới đây sau khi bạn đọc xong:
  • Dự đoán nào của tôi là đúng? Thông tin nào từ văn bản nói với tôi rằng tôi đã đúng?
  • Những ý chính là gì?
  • Tôi có liên hệ nào với văn bản? Làm thế nào tôi cảm nhận được nó?
Khích lệ trẻ đặt câu hỏi của chính mình sau khi bạn làm mẫu phương pháp này và viết toàn bộ câu hỏi trẻ có ra giấy.

Trẻ nên được tạo nhóm để thay phiên nhau trả lời câu hỏi của bạn kia, đồng thời tạo ra những câu hỏi mới dựa trên phần thảo luận.

Hãy đảm bảo rằng, trọng tâm của hoạt động không phải là tìm ra câu trả lời đúng, bởi vì nhiều câu hỏi mang tính chủ quan mà trọng tâm chính là khơi dậy sự tò mò, những thắc mắc, băn khoăn và những câu hỏi chứa đựng nhiều suy ngẫm.

Sau khi trẻ biết được thời điểm nào tốt nhất để đặt câu hỏi trong quá trình đọc, hãy đảm bảo để hỏi trẻ những câu hỏi:

  • Có thể được dùng để hiểu sâu hơn về văn bản
  • Có các câu trả lời khác với mọi người
  • Có các câu trả lời có thể tìm thấy trong văn bản
  • Làm rõ mục đích của tác giả
  • Giúp làm rõ ý nghĩa của văn bản
  • Giúp trẻ suy luận
  • Giúp trẻ đưa ra dự đoán
  • Giúp trẻ tạo kết nối với những văn bản khác hoặc kiến thức nền của trẻ
Khi trẻ bắt đầu tự đọc văn bản, bạn nên tiếp tục làm mẫu quá trình đặt câu hỏi và khích lệ trẻ vận dụng thường xuyên.

Ở cấp học tiểu học và trung học, một khung câu hỏi để đặt ra trước, trong, sau khi đọc có thể dùng làm chỉ dẫn khi trẻ làm việc với những văn bản khó hơn và bắt đầu cá nhân hoá các phương pháp đọc hiểu của mình.

Làm thế nào để mở rộng suy nghĩ của trẻ?
Cách tốt nhất để mở rộng suy nghĩ của trẻ về một văn bản là giúp trẻ đặt ra các câu hỏi càng ngày càng khó. Một số câu hỏi thử thách nhất là “Tại sao”, liên quan tới mục đích của tác giả và thiết kế của văn bản. Ví dụ:

  • Tại sao con nghĩ tác giả lại chọn bối cảnh cụ thể này?
  • Tại sao con nghĩ tác giả lại kết thúc câu chuyện như vậy?
  • Tại sao con nghĩ tác giả lại chọn kể câu chuyện từ góc nhìn của con gái?
  • Tác giả có vẻ như đang giả định điều gì về niềm tin chính trị của người đọc?
Một cách khác để thử thách trẻ là hỏi những câu hỏi mở, đòi hỏi phải dẫn bằng chứng từ văn bản để trả lời. Ví dụ:

  • Huck nghĩ gì về cô bé này? Con lấy gì để chứng minh ý kiến của mình?
  • Nhân vật nào trong truyện không giống Anna nhất? Giải thích lý do của con, dựa trên bằng chứng từ cuốn tiểu thuyết.
  • Ý kiến của tác giả về luật đảm bảo quyền lợi của người thuộc thành phần thiểu số hoặc bị thiệt thòi ở cấp học cao? Làm sao con biết?
Hãy chắc chắn đã làm mẫu rõ ràng cho trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi khó tương tự của chính bạn trong quá trình đọc to nhiều dạng văn bản khác nhau, bao gồm tiểu thuyết, sách giáo khoa, bài báo, phi hư cấu.

Giúp trẻ nhận thấy, trả lời những câu hỏi thử thách giúp trẻ hiểu sâu văn bản hơn, rốt cuộc, biến việc đọc trở thành trải nghiệm đáng giá hơn, dễ chịu hơn.

Khi trẻ thuần thục với việc đưa ra các câu hỏi khó, giúp trẻ nhóm lại các câu hỏi lại vào thời điểm trước, trong, sau khi đọc. Trẻ có thể quyết định phân loại nhóm theo cách nào, lý giải cách phân loại đó và xem chúng hỗ trợ mình thế nào trong quá trình đọc hiểu.

Sử dụng Đặt câu hỏi khi nào?
Đọc/học Tiếng Anh
Trẻ có niềm hứng thú tương tự nhau có thể cùng đọc một văn bản và gặp gỡ để trao đổi suy nghĩ của mình trong câu lạc bộ đọc sách. Thành viên câu lạc bộ nên được phát cho một tập giấy nhắn để đánh dấu câu hỏi trước, trong, sau khi đọc và chia sẻ câu hỏi với nhau.

Viết
Những người viết tốt đã tiên liệu các câu hỏi từ độc giả. Hãy đề nghị trẻ viết ra những câu hỏi mà trẻ định hỏi trong một bài luận hoặc một truyện ngắn trước khi viết, để trẻ lên kế hoạch trả lời những câu hỏi đó.

Nhấn mạnh rằng, đây không phải là một quá trình cơ học, mang tính kỹ thuật – khi trẻ viết, trẻ có thể sẽ nghĩ đến những câu hỏi bổ sung để hỏi và trả lời. Điểm mấu chốt là giúp trẻ nghĩ đến việc mình đang có một cuộc thảo luận trực tiếp với người đọc và phần quan trọng trong đó là biết độc giả sẽ hỏi những câu hỏi gì.

Toán học
Trẻ có thể đặt câu hỏi trước, trong, sau khi giải một bài toán. Đề nghị trẻ nói ra suy nghĩ của mình hoặc viết theo nhóm để đưa ra các câu hỏi nhằm hoàn thành nhiệm vụ liên quan tới toán.

Nghiên cứu xã hội học
Sử dụng câu hỏi trước, trong, sau khi đọc vào thời điểm bắt đầu một chương mới hoặc một bài mới ở bất cứ chủ đề nghiên cứu xã hội học nào.

Chọn một đoạn văn bản và đề nghị trẻ đặt câu hỏi liên quan tới chủ đề đó.

Vào cuối mỗi bài học, nhắc lại câu hỏi rồi thảo luận xem chúng giúp hiểu văn bản như thế nào.

Khoa học
Sử dụng câu hỏi trước, trong, sau khi đọc để xem xét, đánh giá một bài báo hoặc một văn bản khoa học. Bạn có thể thảo luận những bài báo liên quan tới một phát hiện khoa học gần đây cùng trẻ và sau đó đặt câu hỏi để giúp trẻ tập trung vào những thông tin quan trọng.
 

Đối tác

Top