Sau thời gian dài mong tin vui, gần đây, bạn bỗng thấy cơ thể mình có những biểu hiện “khang khác”. Bạn tự hỏi không biết có phải mình đã mang thai? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu có thai sớm và cách chăm sóc bà bầu giai đoạn đầu thai kỳ.
Dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh chính xác nhất
Cơ thể của mỗi chị em phụ nữ đều khác nhau, bởi vậy thật khó để dự đoán được khi nào và những thay đổi nào bạn sẽ nhận thấy ở cơ thể của mình, đặc biệt trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai. Các triệu chứng mang thai sớm như:
Khi có dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên làm gì?
Sau khi phát hiện những dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh, bà bầu nên thực hiện ngay những việc quan trọng được liệt kê dưới đây để có sự chuẩn bị thật tốt cho khoảng thời gian sắp tới.
Đi khám thai để biết rõ tình hình sức khỏe
Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem mẹ có mang thai hay không và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được một số thông tin cơ bản như ngày dự sinh là bao nhiêu, đo chỉ số BMI qua chiều cao và cân nặng của mẹ, kiểm tra huyết áp, đo nồng độ hormone hCG và glucose trong nước tiểu để đề phòng tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm máu để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm..
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ vẫn đang dần thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng, vì vậy mẹ có thể không bổ sung được quá nhiều thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên cần ghi nhớ tăng cường đủ các thực phẩm như:
Lên kế hoạch cho lối sống khoa học và lành mạnh
Thời gian đầu mang thai mẹ cần hết sức cẩn thận bởi đây là thời điểm rất dễ sảy thai. Lúc này, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh chính xác nhất
Cơ thể của mỗi chị em phụ nữ đều khác nhau, bởi vậy thật khó để dự đoán được khi nào và những thay đổi nào bạn sẽ nhận thấy ở cơ thể của mình, đặc biệt trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai. Các triệu chứng mang thai sớm như:
- Ra máu âm đạo, khi hư thay đổi: Bị ra máu âm đạo và khí hư thay đổi có thể thấy sau 1 tuần quan hệ, báo hiệu mẹ đang mang thai sớm. Máu báo với số lượng ít, màu hồng hoặc nâu nhạt thường xuất hiện trước 1-2 ngày kinh nguyệt. Nguyên nhân là bởi bào thai đang làm tổ ở niêm mạc tử cung làm cho lớp niêm mạc bong và chảy máu. Khí hư cũng nhiều hơn và có màu trắng đục.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Nồng độ hormone trong thai kỳ tăng cao đột ngột khiến cơ thể mẹ chưa thể thích nghi và xảy ra tình trạng mệt mỏi, uể oải nhiều hơn, mẹ không có sức lực để làm bất cứ điều gì.
- Buồn nôn và nôn: Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh khá dễ thấy là hiện tượng buồn nôn và nôn như một khởi đầu của các cơn ốm nghén. Biểu hiện này có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu tiên mang thai và đỡ dần khi mẹ bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
- Bị đau lưng: Hiện tượng đau lưng do mang thai sớm thường tập trung tại vùng thắt lưng và dọc sống lưng. Nguyên nhân là bởi dây chằng dãn ra để thích nghi với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
- Bị khó thở: Hàm lượng hormone sinh sản progesterone tăng cao khiến mẹ hô hấp khó khăn hơn, cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp đủ cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh hết sức bình thường, mẹ không cần lo lắng.
Khi có dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên làm gì?
Sau khi phát hiện những dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh, bà bầu nên thực hiện ngay những việc quan trọng được liệt kê dưới đây để có sự chuẩn bị thật tốt cho khoảng thời gian sắp tới.
Đi khám thai để biết rõ tình hình sức khỏe
Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem mẹ có mang thai hay không và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được một số thông tin cơ bản như ngày dự sinh là bao nhiêu, đo chỉ số BMI qua chiều cao và cân nặng của mẹ, kiểm tra huyết áp, đo nồng độ hormone hCG và glucose trong nước tiểu để đề phòng tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm máu để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm..
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ vẫn đang dần thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng, vì vậy mẹ có thể không bổ sung được quá nhiều thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên cần ghi nhớ tăng cường đủ các thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt là khoáng chất góp phần tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai, đề phòng tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn khi mẹ bầu bí. Mẹ cần ăn các thực phẩm dồi dào sắt như thịt, ngũ cốc, rau dền, cải bó xôi, bánh mỳ nguyên hạt..
- Thực phẩm giàu acid folic: Acid folic là vi chất không thể thiếu trong quá tình ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu acid folic qua ngũ cốc, rau xanh, cá béo, cam, đậu nành..
- Thực phẩm giàu canxi: Bổ sung canxi đầy đủ giúp thai nhi hình thành và phát triển hệ xương và răng vững chắc. Thực phẩm mẹ nên ăn nhiều bao gồm tôm, cua, hải sản, các loại sữa..
- Thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất: Là những dưỡng chất quan trọng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và ổn định. Tăng cường nhóm thực phẩm này qua rau xanh và hoa quả tươi như bắp cải, quýt, nho, táo, bưởi..
Lên kế hoạch cho lối sống khoa học và lành mạnh
Thời gian đầu mang thai mẹ cần hết sức cẩn thận bởi đây là thời điểm rất dễ sảy thai. Lúc này, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Chú ý tắm rửa, thay quần áo hàng ngày bởi thân nhiệt mẹ cao hơn bình thường nên dễ bị cảm, đeo khẩu trang khi cần tới nơi đông người để tránh bị lây nhiễm cúm.
- Hạn chế quan hệ tình dục: Bởi nhau thai chưa bám chắc vào thành tử cung nên các cặp vợ chồng cần hạn chế quan hệ tình dục thời gian này, tránh xảy ra các cơn co thắt và làm sảy thai.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để không bị stress quá mức hay kiệt sức, ảnh hưởng tới em bé trong bụng.