Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em có thể có các biểu hiện

loiphucduong

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/4/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau: Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết áp mạch nhanh kích thích tiết mồ hôi); trên hệ hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông).

Vì vậy khi cường chức năng giao cảm sẽ gây hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày, co thắt cơ trơn phế quả, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở, tim hồi hộp thở gấp, luôn luôn ra mồ hôi, mồ hôi ra đầm đìa, sợ gió, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt.

Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị. Cùng nhà thuốc Lợi Phúc Đường tìm hiểu rõ hơn nhé!



Hệ thần kinh: Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, trẻ thường kêu đau đầu, hay rối loạn tuần hoàn não chóng mặt. Ngoài ra, những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thường khó tập trung, trí nhớ không được tốt bằng các bạn khác, do đó, kết quả học tập của những trẻ này thường không được tốt. Thêm nữa, những trẻ này thường có cảm giác lo âu, buồn bực vô cớ.

Tim mạch: Những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thường xuyên bị chóng mặt và choáng khi đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp ở các trẻ này có thể tăng bất thường, hoặc giảm bất thường. Nhịp tim của những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với các hoạt động thể lực hoặc thể dục. Những tác nhân trên sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh hoạt của trẻ và quá trình học tập của trẻ.

Hệ tiêu hóa: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Hiện tượng này gây ra tình trạng đầy hơi, ăn không ngon, khó tiêu và những trẻ này thường mắc các chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và đối với một số trẻ thì còn có triệu chứng buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Với việc rối loạn chức năng tiêu hóa này sẽ khiến sinh hoạt của các em trở nên khó khăn, ngoài ra, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ nhỏ do việc ăn không ngon, và trẻ luôn trong tình trạng khó chịu.

Hệ tiết niệu: Chứng rối loạn thần kinh thực vật không chỉ tác động tới hệ tiêu hóa mà nó còn tác động tới hệ tiết niệu ở trẻ. Cụ thể, ở những trẻ này sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như đi tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và khi tiểu thì không hết nước tiểu. Nếu để tình trạng này lâu dài thì trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ.

Hệ hô hấp: Những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ có các triệu chứng như co thắt cơ trên phế quản, gây nên hiện tượng khó thở. Việc khó thở ở trẻ sẽ càng trở nên nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ bị căng thẳng do vấn đề học tập trên trường, hay mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với những người thân hoặc thấy bất mãn về bản thân mình,… Những trẻ này sẽ thường xuyên cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực hoặc ngạt mũi.

Tăng tiết mồ hôi: như hay ra mồ hôi tay chân hoặc cả cơ thể. Làm trẻ cảm thấy khó chịu mỗi khi viết hay cầm nắm các vật dụng.

Với những kiến thức và dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn thực vật ở trẻ em. Khi thấy các bé có những dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa bé đến các phòng khám hoặc tư vấn, tham vấn tâm lý để điều trị. Rất mong các phụ huynh chú ý đến tình trạng sức khỏe của các bé.



 

Đối tác

Top