Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh ĐAU NHỨC XƯƠNG HÀM LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

drcareimplantclinic

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/8/23
Bài viết
347
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh
Website
drcareimplant.com
#1
Đau nhức xương hàm âm ỉ hay dữ dội đều khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Đau nhức xương hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị ra sao? Mời Cô Chú, Anh Chị theo dõi bài viết sau.

Đau nhức xương hàm là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau nhức xương hàm là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và toàn thân. Sau đây là một số bệnh lý khiến Cô Chú, Anh chị có cảm giác đau nhức xương hàm.
  • Viêm khớp thái dương hàm
  • Loạn năng thái dương hàm
  • Đau xương hàm gần tai, có thể do sái quai hàm
  • Mắc các bệnh lý về răng miệng
  • Khối u hoặc nang ở hàm
  • Hoại tử xương hàm (ONJ)
  • Nhiễm trùng tai gây đau nhức xương hàm
  • Các vấn đề về tuyến mang tai
  • Một số thói quen xấu hằng ngày
Viêm khớp thái dương hàm


Đau nhức xương hàm có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm tại vị trí này như thoái hóa khớp, chấn thương, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp,…

Cô Chú, Anh Chị khi bị viêm khớp thái dương hàm, sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ. Mức độ đau sẽ tăng dần khi ăn uống, trò chuyện, ho,… Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị có thể thấy sưng viêm và nóng ở vùng da xung quanh vị trí đau.

Loạn năng thái dương hàm
Loạn năng thái dương hàm hay chức năng hàm bị rối loạn là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Khi cấu tạo của khớp thái dương hàm bị rối loạn sẽ gây suy giảm các chức năng, Cô Chú, Anh Chị thường cảm thấy khó há miệng, khi ăn uống phát ra âm thanh “bốp, lách cách”,… Thậm chí, trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị còn bị đau lan ra vùng quai hàm gần tai.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loạn năng thái dương hàm thường không rõ ràng, nhưng chúng thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của Cô Chú, Anh Chị như dùng thức ăn khô, cứng trong thời gian dài, răng mọc lệch, thói quen nghiến răng,…

Đau xương hàm gần tai, có thể do sái quai hàm
Đau nhức xương hàm có thể là dấu hiệu của trật khớp thái dương hàm còn gọi là sái quai hàm. Đây là tình trạng khớp thái dương hàm bị trật ra khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do há miệng quá lớn, chấn thương, stress hay do thói quen nghiến răng của Cô Chú, Anh Chị khi ngủ.

Dựa theo mức độ trật khớp, Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi ăn nhai hay không thể ngậm miệng lại được.

Khối u hoặc nang ở hàm

Các khối u và nang ở hàm là những khối u hoặc tổn thương tương đối hiếm gặp. Chúng phát triển từ xương hàm hoặc các mô mềm trong miệng và mặt, có thể rất thay đổi về kích thước cũng như mức độ nghiêm trọng.

Trên thực tế những khối u này thường lành tính, nhưng vẫn gây ra một số triệu chứng như: đau nhức, sưng to quanh hàm hoặc miệng theo thời gian; răng lung lay, dễ gãy rụng…

Hoại tử xương hàm (ONJ)
Hoại tử xương hàm (ONJ) là những tổn thương vùng hàm mặt gồm xương khẩu cái và xương hàm dưới hoặc xương hàm trên. Hoại tử xương hàm có thể xảy ra tự phát hoặc sau khi nhổ răng hay chấn thương, điều trị bisphosphonate liều cao, hoặc denosumab liều cao.

Hoại tử xương hàm thường không có biểu hiện trong thời gian dài. Đến giai đoạn muộn, hoại tử xương hàm mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn như đau vùng đầu, mặt, răng, khẩu cái; những cơn đau tiến triển kéo dài âm ỉ, không thuyên giảm.

Các biểu hiện lâm sàng khi khám bệnh là sưng viêm mi mắt, sưng vùng trán, lung lay răng, xương hàm trên, có lỗ rò mủ, có những vết loét và lộ xương hàm trên, hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ…

Mắc các bệnh lý về răng miệng

Cung hàm có chức năng giữ răng và các dây thần kinh xung quanh răng nên khi mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, răng khôn mọc ngầm, viêm lợi, nhiễm trùng răng… Cô Chú, Anh Chị cũng có thể cảm thấy đau nhức xương hàm.

Cô Chú, Anh Chị sẽ có cảm giác đau nhức răng ở một bên hoặc một vùng cụ thể, cơn đau nặng hơn khi ăn hoặc uống quá nóng, quá lạnh; miệng xuất hiện mùi hôi và có vị khó chịu trong miệng,... Trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị có thể bị sưng ở hàm và sốt cao.

Nhiễm trùng tai lây lan gây đau nhức xương hàm
Nhiễm trùng tai có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, thường khởi nguồn từ tình trạng viêm mũi họng. Khi bị nhiễm trùng tai, cơn đau có thể lan tỏa tới khắp khuôn mặt và hàm.

Một số triệu chứng khác của nhiễm trùng tai mà Cô Chú, Anh Chị có thể gặp phải như: đau một bên đầu hoặc mặt, sốt, ù tai khó nghe, chảy dịch trong tai, đau nhức xương hàm, khó ngủ,...

Các vấn đề về tuyến mang tai
Tuyến mang tai nằm ở phía sau của hàm dưới và vùng má có chức năng sản xuất nước bọt. Nếu các ống dẫn trong tuyến bị tắc nghẽn, tình trạng viêm tuyến mang tai có thể diễn ra, lan cơn đau tới vùng hàm.

Tuyến mang tai bị tổn thương có thể gây hạn chế khi mở miệng, gây đau nhức khi ăn, khô miệng và có vị chua trong miệng; thậm chí gây tổn thương dây thần kinh, cảm giác ngứa ran như kim châm và yếu ở hàm…

Do duy trì một số thói quen xấu

Đau xương hàm cũng có thể do Cô Chú, Anh Chị có một số thói quen thường ngày không tốt như: thường xuyên ăn thức ăn quá cứng hay quá dai, nhai một bên trong thời gian dài, ngáp hay há miệng quá rộng, nghiến răng,... hoặc bị va đập chấn thương nhẹ vùng hàm.

Thói quen ăn uống nóng, lạnh liền nhau cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.

Đau nhức xương hàm có nguy hiểm không?
Đau nhức xương hàm là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nhức xương hàm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Cô Chú, Anh Chị cần đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đánh giá mức độ cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.


Phần lớn các bệnh lý khiến Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức xương hàm có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân như bị tổn thương xương hàm, hạn chế chức năng ăn nhai, răng lung lay dễ gãy rụng, thậm chí nhiễm trùng vùng xương hàm gây hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu…

Ngoài ra, đau nhức xương hàm nếu không được điều trị kịp thời cơn đau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng dần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần chủ động thăm khám nếu thấy các triệu chứng đau nhức xương hàm kéo dài và có xu hướng tăng nặng, không thuyên giảm.

Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/dau-nhuc-xuong-ham-la-dau-hieu-cua-benh-gi-1054
 

Đối tác

Top