- Tham gia
- 19/5/20
- Bài viết
- 52
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Ông bà ta ngày xưa thường nói, trong đời một người đàn ông có 3 việc quan trọng nhất và cũng là 3 việc khó khăn nhất, đó là: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Nhưng với những thành phố lớn “tấc đất tấc vàng”, thì việc “làm nhà” còn gian truân hơn rất nhiều so với “tậu trâu” và “cưới vợ”. Bài viết dưới đây Rich Nguyen sẽ chỉ cho bạn cách người thông minh hiện đại mua nhà nên học hỏi.
Mua nhà tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hầu như ai cũng nợ, nhưng người thức thời mua nhà luôn biết tính toán hợp lý nhất có thể.
Người thức thời không bao giờ dồn hết vốn cho việc mua nhà
Người càng thức thời, càng giàu thì càng thích mua đồ trả góp. Đó là sự thật. Rất ít khi họ cầm “một cục tiền” để mua một cái gì đó có giá trị lớn, đặc biệt là mua nhà.
Ví dụ như dù có trong tay sẵn 5 tỷ đồng, thừa sức mua một căn chung cư cao cấp giá 3 tỷ nhưng người thức thời không bao giờ cầm 3 tỷ mua nhà một lần. Tiền đổi lấy một căn nhà là “tiền chết”, gom hết tiền mua nhà là tự giết chết đồng tiền của chính mình.
Thay vào đó, người thức thời sẽ chỉ dùng 700 triệu đặt cọc hoặc trả trước, số còn lại vay trả từ từ. Còn tiền vốn thì chia ra đầu tư nhiều cái khác để kiếm lời trả góp khoản vay ngân hàng mỗi tháng.
Cuối cùng, nếu việc làm ăn thuận lợi, căn nhà vẫn có, còn 5 tỷ vốn vẫn không bị hao hụt bao nhiêu.
Hồi nhỏ, bố tôi bảo rằng, người càng biết thức thời thì càng giàu, mà càng giàu thì đồng tiền càng khó có thể thoát ra, nên sẽ chẳng bao giờ chúng ta thấy họ gom hết tiền mình cố công làm ra để đổ vào một chỗ khác.
Người thức thời không bao giờ “bỏ trứng vào cùng một giỏ”
Lâu nay, giới chuyên gia vẫn thường đánh giá bất động sản là một kênh đầu tư an toàn. Nhưng cá nhân tôi thấy, trên đời này, không có cái gì gọi là an toàn cả, một đồng lợi nhuận thì cũng đi kèm với 1 mớ rủi ro. Người thức thời kiếm ra đồng lời từ việc đầu tư bất động sản thì họ cũng thừa sức nhìn ra được những rủi ro của nó.
Chẳng hạn như bạn mua nhà không chỉ để ở mà còn để đầu tư, có 10 đồng mà lấy cả 10 đi mua hết nhà đất lỡ không ra hàng được thì bạn mất tất cả. Thay vào đó, lấy nhà đất thế chấp vay ngân hàng, vừa để xoay vòng vốn, vừa để ngân hàng can thiệp kiểm tra kỹ hơn tính chất pháp lý, định giá, thủ tục giấy tờ… Tính ra, khi kết hợp với ngân hàng bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro. Thậm chí, ngân hàng còn có thể là chỗ dựa khi có ai tranh chấp, khiếu kiện hoặc làm giả giấy tờ.
Chốt lại, người thức thời không chỉ biết làm ra tiền mà còn biết giữ tiền một cách khôn ngoan khi mua nhà, mua đất.
Người thức thời không sợ mắc nợ khi mua nhà
Có nhiều người, xem nợ là một nỗi sợ vô hình và lúc nào cũng muốn để dành tiền thật nhiều, khi nào có nhiều tiền mới mua cái nọ, cái kia. Sợ mua nhà mà vay ngân hàng thì người khác sẽ chỉ trỏ, bàn tán, rồi sợ ngân hàng “ăn” lãi suất cao, sợ áp lực tài chính…
Thực ra, người giàu họ nợ rất nhiều, đặc biệt là chủ doanh nghiệp lớn. Mà họ không phải nợ vài tỷ hay vài chục tỷ đâu, họ nợ lên đến hàng ngàn tỷ. Chẳng hạn như ông “bầu Đức”, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, có năm nào mà ông ấy không nợ vài ngàn tỷ. Vì sao người ta sẵn sàng mắc nợ? Đó là vì họ xác định được giá trị thu được sắp tới sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.
Người thức thời mua được một căn nhà tốt, hoặc 1 miếng đất tiềm năng, chỉ cần vài ba tháng sau giá trị miếng đất tăng 10-15%, sau một năm có thể tăng 20-25%. Vậy thì họ vay ngân hàng với lãi suất 8-10% thì đâu có thiệt thòi gì.
Người thức thời nhìn thấy được lợi nhuận từ việc mua nhà
Giả sử bạn thuê căn hộ một tháng 8 triệu, 1 năm là 96 triệu, sau 15 năm tiền thuê nhà của bạn sẽ là 1,44 tỷ. Với số tiền này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu được 1 căn nhà ở Sài Gòn. Điều đó đồng nghĩa với việc ai mua nhà rồi cho thuê lại thì họ sẽ thu hồi vốn chỉ trong 15 năm. Sau 15 năm, căn nhà bán được bao nhiêu tiền thì đó chính là tiền lời.
Người thức thời sẽ mua căn nhà 1,5 tỷ khi chỉ có 700 triệu trong tay, còn 800 triệu còn lại sẽ đi vay ngân hàng và đăng ký trả nợ trong 10-15 năm. Thời gian đó, họ cho thuê nhà, sau đó lấy tiền thuê trả tiền vay ngân hàng mỗi tháng. Nếu muốn vay ngắn hạn hơn thì cũng chỉ cần bù thêm một ít cho khoản trả. Nhà đất sau 10-15 năm nữa chắc chắn sẽ nằm ở khoảng giá cao hơn so với mức giá mua ban đầu, trừ đi 700 triệu vốn và khoản tiền bù vào hàng tháng, số còn lại chính là lợi nhuận.
Người thức thời nhận ra họ có tinh thần và động lực nhất là khi mắc nợ
Giả sử hai vợ chồng mỗi tháng sau khi trừ đi tất cả chi phí sinh hoạt thì dư ra được khoảng 20 triệu, vậy sau 8 năm bạn sẽ có khoảng 1,68 tỷ đồng. Số tiền này đủ để mua một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ nếu gần trung tâm, 3 phòng ngủ nếu là chung cư bình dân, xa trung tâm.
Để được như thế thì 8 năm trời bạn phải duy trì cách chi tiêu giống nhau, khi đồng tiền trượt giá thì bạn cũng phải chạy đua với nó bằng cách gia tăng thu nhập. Đồng thời, gia đình bạn cũng không được để số tiền đó bị “lạm dụng” cho các mục chi tiêu khác, phải đảm bảo nó không bị hao hụt. Có làm được không?
Thật ra, người thức thời họ nhận ra bản thân mình có tinh thần và động lực phấn đấu nhất là khi bị dồn vào “đống nợ”. Sáng thức dậy là có sẵn một khoản nợ treo trên đầu đòi hỏi phải có trách nhiệm hơn với công việc, hoặc cố gắng làm thật tốt để được tăng lương.
Dọn vào ở trước rồi từ từ trả sau đang là cách mà người mua nhà ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới tin chọn.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, Rich Nguyen vẫn khuyên phải dựa vào khả năng kiếm tiền của bạn. Nếu hai vợ chồng bạn vẫn chưa đủ tiềm lực, hãy đi thuê trước, rồi bắt đầu có vốn liếng làm ăn thì mua sau. Đừng để số tiền 2 vợ chồng làm ra 1 tháng 20 triệu, và trả góp mua nhà mất 15 triệu, thì thật sự là một gánh nặng. Không ngừng học cách kiếm tiền và khi có nhiều tiền, bạn hoàn toàn tự làm chủ được mọi thứ.
Mua nhà tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hầu như ai cũng nợ, nhưng người thức thời mua nhà luôn biết tính toán hợp lý nhất có thể.
Người thức thời không bao giờ dồn hết vốn cho việc mua nhà
Người càng thức thời, càng giàu thì càng thích mua đồ trả góp. Đó là sự thật. Rất ít khi họ cầm “một cục tiền” để mua một cái gì đó có giá trị lớn, đặc biệt là mua nhà.
Ví dụ như dù có trong tay sẵn 5 tỷ đồng, thừa sức mua một căn chung cư cao cấp giá 3 tỷ nhưng người thức thời không bao giờ cầm 3 tỷ mua nhà một lần. Tiền đổi lấy một căn nhà là “tiền chết”, gom hết tiền mua nhà là tự giết chết đồng tiền của chính mình.
Thay vào đó, người thức thời sẽ chỉ dùng 700 triệu đặt cọc hoặc trả trước, số còn lại vay trả từ từ. Còn tiền vốn thì chia ra đầu tư nhiều cái khác để kiếm lời trả góp khoản vay ngân hàng mỗi tháng.
Cuối cùng, nếu việc làm ăn thuận lợi, căn nhà vẫn có, còn 5 tỷ vốn vẫn không bị hao hụt bao nhiêu.
Hồi nhỏ, bố tôi bảo rằng, người càng biết thức thời thì càng giàu, mà càng giàu thì đồng tiền càng khó có thể thoát ra, nên sẽ chẳng bao giờ chúng ta thấy họ gom hết tiền mình cố công làm ra để đổ vào một chỗ khác.
Người thức thời không bao giờ “bỏ trứng vào cùng một giỏ”
Lâu nay, giới chuyên gia vẫn thường đánh giá bất động sản là một kênh đầu tư an toàn. Nhưng cá nhân tôi thấy, trên đời này, không có cái gì gọi là an toàn cả, một đồng lợi nhuận thì cũng đi kèm với 1 mớ rủi ro. Người thức thời kiếm ra đồng lời từ việc đầu tư bất động sản thì họ cũng thừa sức nhìn ra được những rủi ro của nó.
Chẳng hạn như bạn mua nhà không chỉ để ở mà còn để đầu tư, có 10 đồng mà lấy cả 10 đi mua hết nhà đất lỡ không ra hàng được thì bạn mất tất cả. Thay vào đó, lấy nhà đất thế chấp vay ngân hàng, vừa để xoay vòng vốn, vừa để ngân hàng can thiệp kiểm tra kỹ hơn tính chất pháp lý, định giá, thủ tục giấy tờ… Tính ra, khi kết hợp với ngân hàng bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro. Thậm chí, ngân hàng còn có thể là chỗ dựa khi có ai tranh chấp, khiếu kiện hoặc làm giả giấy tờ.
Chốt lại, người thức thời không chỉ biết làm ra tiền mà còn biết giữ tiền một cách khôn ngoan khi mua nhà, mua đất.
Người thức thời không sợ mắc nợ khi mua nhà
Có nhiều người, xem nợ là một nỗi sợ vô hình và lúc nào cũng muốn để dành tiền thật nhiều, khi nào có nhiều tiền mới mua cái nọ, cái kia. Sợ mua nhà mà vay ngân hàng thì người khác sẽ chỉ trỏ, bàn tán, rồi sợ ngân hàng “ăn” lãi suất cao, sợ áp lực tài chính…
Thực ra, người giàu họ nợ rất nhiều, đặc biệt là chủ doanh nghiệp lớn. Mà họ không phải nợ vài tỷ hay vài chục tỷ đâu, họ nợ lên đến hàng ngàn tỷ. Chẳng hạn như ông “bầu Đức”, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, có năm nào mà ông ấy không nợ vài ngàn tỷ. Vì sao người ta sẵn sàng mắc nợ? Đó là vì họ xác định được giá trị thu được sắp tới sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều.
Người thức thời mua được một căn nhà tốt, hoặc 1 miếng đất tiềm năng, chỉ cần vài ba tháng sau giá trị miếng đất tăng 10-15%, sau một năm có thể tăng 20-25%. Vậy thì họ vay ngân hàng với lãi suất 8-10% thì đâu có thiệt thòi gì.
Người thức thời nhìn thấy được lợi nhuận từ việc mua nhà
Giả sử bạn thuê căn hộ một tháng 8 triệu, 1 năm là 96 triệu, sau 15 năm tiền thuê nhà của bạn sẽ là 1,44 tỷ. Với số tiền này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu được 1 căn nhà ở Sài Gòn. Điều đó đồng nghĩa với việc ai mua nhà rồi cho thuê lại thì họ sẽ thu hồi vốn chỉ trong 15 năm. Sau 15 năm, căn nhà bán được bao nhiêu tiền thì đó chính là tiền lời.
Người thức thời sẽ mua căn nhà 1,5 tỷ khi chỉ có 700 triệu trong tay, còn 800 triệu còn lại sẽ đi vay ngân hàng và đăng ký trả nợ trong 10-15 năm. Thời gian đó, họ cho thuê nhà, sau đó lấy tiền thuê trả tiền vay ngân hàng mỗi tháng. Nếu muốn vay ngắn hạn hơn thì cũng chỉ cần bù thêm một ít cho khoản trả. Nhà đất sau 10-15 năm nữa chắc chắn sẽ nằm ở khoảng giá cao hơn so với mức giá mua ban đầu, trừ đi 700 triệu vốn và khoản tiền bù vào hàng tháng, số còn lại chính là lợi nhuận.
Người thức thời nhận ra họ có tinh thần và động lực nhất là khi mắc nợ
Giả sử hai vợ chồng mỗi tháng sau khi trừ đi tất cả chi phí sinh hoạt thì dư ra được khoảng 20 triệu, vậy sau 8 năm bạn sẽ có khoảng 1,68 tỷ đồng. Số tiền này đủ để mua một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ nếu gần trung tâm, 3 phòng ngủ nếu là chung cư bình dân, xa trung tâm.
Để được như thế thì 8 năm trời bạn phải duy trì cách chi tiêu giống nhau, khi đồng tiền trượt giá thì bạn cũng phải chạy đua với nó bằng cách gia tăng thu nhập. Đồng thời, gia đình bạn cũng không được để số tiền đó bị “lạm dụng” cho các mục chi tiêu khác, phải đảm bảo nó không bị hao hụt. Có làm được không?
Thật ra, người thức thời họ nhận ra bản thân mình có tinh thần và động lực phấn đấu nhất là khi bị dồn vào “đống nợ”. Sáng thức dậy là có sẵn một khoản nợ treo trên đầu đòi hỏi phải có trách nhiệm hơn với công việc, hoặc cố gắng làm thật tốt để được tăng lương.
Dọn vào ở trước rồi từ từ trả sau đang là cách mà người mua nhà ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới tin chọn.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, Rich Nguyen vẫn khuyên phải dựa vào khả năng kiếm tiền của bạn. Nếu hai vợ chồng bạn vẫn chưa đủ tiềm lực, hãy đi thuê trước, rồi bắt đầu có vốn liếng làm ăn thì mua sau. Đừng để số tiền 2 vợ chồng làm ra 1 tháng 20 triệu, và trả góp mua nhà mất 15 triệu, thì thật sự là một gánh nặng. Không ngừng học cách kiếm tiền và khi có nhiều tiền, bạn hoàn toàn tự làm chủ được mọi thứ.