Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Để đạt được chiều cao tối ưu cho trẻ em, cha mẹ cần làm gì?

TranHang911

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/12/22
Bài viết
12
Thích
0
Điểm
1
#1
Thực tế, có nhiều cách tăng chiều cao tối ưu cho trẻ, chẳng hạn như chú trọng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường tập luyện thể chất và cải thiện giấc ngủ,... Việc nắm bắt được giai đoạn vàng giúp bé phát triển chiều cao lý tưởng cũng đóng vai trò quan trọng để trẻ đạt vóc dáng khỏe mạnh ngay từ ban đầu.

1. Điểm mặt một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, sự phát triển chiều cao của trẻ chịu sự chi phối của nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:
  • Yếu tố di truyền: Được đánh giá là 1 trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ, ước tính chiếm khoảng 23%. Tuy nhiên, đối với những trẻ có cha mẹ sở hữu chiều cao khiêm tốn vẫn cải thiện được vóc dáng trong tương nếu nếu áp dụng đúng chiến lược.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cách tăng chiều cao tối ưu nhất cho trẻ là thiết lập chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Bởi lẽ, yếu tố dinh dưỡng quyết định tới 32% khả năng phát triển tầm vóc ở trẻ. Việc cho trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường, tinh bột, chất béo, trong khi thiếu hụt vitamin, khoáng chất và chất đạm có thể gây cản trở đến quá trình tăng chiều cao của con trẻ.
  • Tập thể dục: Thói quen vận động thể chất mỗi ngày cũng tác động không ít đến chiều cao của trẻ. Ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên khuyến khích con tập thể thao thường xuyên với những bộ môn yêu thích để mở đường cho trẻ đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.
  • Môi trường sống: Mặc dù không phải là khía cạnh quyết định đến chiều cao của trẻ, tuy nhiên môi trường sống vẫn ảnh hưởng một phần đến quá trình hoàn thiện dáng vóc cũng như sức khỏe của các bé. Khi tạo nên môi trường sống độc hại, nhiều tiếng ồn, khói thuốc và bụi bẩn sẽ khiến trẻ dễ sinh bệnh tật và khó đạt được chiều cao như mong muốn.
  • Giấc ngủ: Đi đôi với ăn uống và vận động, chất lượng giấc ngủ cũng góp phần kích thích sự tăng trưởng chiều cao của bé ngay từ sớm. Việc ngủ đủ giấc được đánh giá là chìa khóa quan trọng đảm bảo cơ thể sản xuất đủ lượng hormone GH đem đến tầm vóc đáng mơ ước cho mọi đứa trẻ.
2. Những giai đoạn vàng giúp tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ

Để đạt được chiều cao tối ưu cho trẻ, các bậc phụ huynh cần nắm rõ 3 thời điểm vàng dưới đây:

2.1. Giai đoạn bào thai

Khi bước sang tháng thứ 4 thai kỳ, hệ thống xương của thai nhi bắt đầu có sự phát triển vượt bậc và tiến hành phân chia cụ thể từng bộ phận. Cho đến tháng 5 và 6, khớp chân và tay đã cử động được, ở tháng 7 – 8 toàn bộ cơ quanh xương phát triển rõ rệt. Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, khung xương cứng của trẻ được hình thành toàn diện.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, nếu trong suốt giai đoạn bào thai, người mẹ tăng từ 10 – 12kg sẽ sinh ra trẻ có chiều cao trên 50cm. Đây được xem là bước ngoặt tạo tiền đề lý tưởng giúp bé đạt được chiều cao tối ưu sau này.

2.2. Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Mốc thời gian từ 0 – 2 tuổi chính là thời điểm giúp trẻ tăng chiều cao nhanh nhất. Theo đó, nếu được nuôi dưỡng khoa học, sau một năm đầu chiều cao của bé sẽ tăng 25cm, và tiếp tục tăng thêm 10cm ở năm sau. Sau giai đoạn 2 tuổi, chiều cao của trẻ chỉ tăng tối đa 5cm vào mỗi năm.

2.3. Giai đoạn dậy thì

Đây là thời điểm cuối cùng để trẻ đạt được chiều cao tối ưu. Do vậy, trong giai đoạn này, trẻ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như vận động thường ngày. Thông thường, độ tuổi dậy thì của nam giới từ 9 – 14 tuổi và nữ giới từ 8 – 13 tuổi. Cứ mỗi năm, bé trai sẽ tăng được 7 – 12cm và đạt đỉnh khoảng 12 – 15cm khi kết thúc dậy thì. Trong khi đó, mỗi năm bé gái tăng được từ 6 – 10cm và đạt đỉnh từ 10 – 12cm vào cuối tuổi dậy thì. Những năm về sau, chiều cao của trẻ sẽ tăng rất ít, chỉ khoảng từ 2 – 3cm/ năm.

>>> App ứng dụng cho trẻ em KBHero, nơi mua bán online đồ cũ của bé và game sáng tạo nhân vật. Tải app ngay!

3. Cha mẹ cần làm gì để đạt được chiều cao tối ưu cho trẻ?

Do không thể thay đổi yếu tố di truyền, vì thế cha mẹ cần tập trung cải thiện những khía cạnh khác nhằm giúp bé sớm đạt được tầm vóc cao lớn, bao gồm chế độ dinh dưỡng, lối sống và hoạt động thể chất.

3.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học

Muốn con khỏe mạnh và tăng chiều cao nhanh nhất, chế độ dinh dưỡng thường ngày là điều mà các bậc phụ huynh không nên bỏ lỡ. Ngay từ khi còn mang thai, người mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, nhất là sắt, đạm, phospho, canxi, iot, axit béo không no, axit folic và vitamin D. Sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu.

Đến độ tuổi ăn dặm, các mẹ nên thiết lập cho con chế độ ăn đủ chất, đa dạng và khoa học. Mỗi một độ tuổi phát triển sẽ có khẩu phần ăn phù hợp. Trong bữa ăn của bé nên đủ 4 nhóm chất, bao gồm chất đạm (thịt, đậu phụ, trứng, cá), chất bột đường (ngô, khoai, bánh mì, cơm), chất béo (sữa, dầu mỡ,...) cùng các loại vitamin cũng như khoáng chất. Ngoài ra, việc bổ sung những thực phẩm giàu canxi cũng vô cùng thiết yếu, giúp thúc đẩy hiệu quả quá trình tạo xương và tăng chiều cao của trẻ. Những thực phẩm cung cấp nguồn canxi dồi dào mà ba mẹ nên cho con ăn hằng ngày như rau xanh lá đậm, tôm, cua, chế phẩm từ sữa, sữa, phô mát,...

3.2. Tạo môi trường và không gian sống lành mạnh cho trẻ

Như đã đề cập ở trên, yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng một phần đến tốc độ phát triển chiều cao của trẻ. Tốt nhất, gia đình cần tránh để các bé tiếp xúc quá sớm với những thiết bị điện tử thông minh vì chúng có nguy cơ gây nghiện và dễ tác động xấu tới sự tăng trưởng của trẻ. Thay vào đó, nên tạo điều kiện cho bé vui chơi ngoài trời, tham gia học tập và rèn luyện những hoạt động bổ ích khác cùng bạn bè đồng trang lứa.

Ngoài ra, để đạt được chiều cao tối ưu cho trẻ cũng rất cần một môi trường có không khí trong lành, hạnh phúc và vui vẻ. Do vậy, bố mẹ cần hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá và tránh những xung đột gia đình trước mặt con trẻ. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ bằng cả tình yêu thương, tránh la mắng thường xuyên khiến hình thành tư tưởng tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

3.3. Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ

Một khung xương chắc khỏe và thân hình cao lớn sẽ được quyết định một phần bởi hoạt động tập luyện thể chất thường ngày của trẻ. Việc vận động những bài tập phù hợp với thể trạng không chỉ giúp tăng sản xuất hormone tăng trưởng (GH) mà còn kích thích tăng chiều dài xương cũng như sụn.

Sau khi tập thể dục, toàn bộ nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể sẽ được giải phóng, giúp bé ăn uống có cảm giác ngon miệng, ngủ sâu giấc và phát triển thể chất tốt hơn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn nên cho bé chơi những trò kết hợp linh hoạt chân tay và vừa sức với trẻ. Trong trường hợp trẻ lớn hơn có thể làm quen dần với các bộ môn thể thao tăng chiều cao như bóng rổ, bóng chuyền và bơi lội. Mỗi buổi tập nên kéo dài từ 30 – 60 phút để đạt hiệu quả cao nhất.

3.4. Chú trọng đến giấc ngủ của trẻ

Bên cạnh chế độ ăn uống và luyện tập, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Trong thời gian ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ, giúp nâng cao khả năng hấp thu canxi của xương. Theo khuyến nghị của chuyên gia, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm trước 21h và muộn nhất là 22h. Để đảm bảo con có được một giấc ngủ ngon và sâu, phụ huynh nên tạo một không gian phòng ngủ tối, thoáng mát, yên tĩnh và giường nằm thoải mái.

3.5. Cải thiện tư thế đúng cho trẻ ngay từ đầu

Có thể khẳng định rằng, thói quen về tư thế hình thành ngay từ nhỏ có ảnh hưởng đến vóc dáng sau này của trẻ. Cơ quan xương khớp sẽ chịu sự tác động lớn nếu trẻ thường xuyên phải đeo cặp xách nặng, ngồi sai tư thế quá lâu hoặc đi đứng khom lưng liên tục. Điều này dễ dẫn đến tình trạng gù lưng và vẹo cột sống, gây khó khăn cho sự phát triển chiều cao của bé. Vì vậy, bạn nên rèn cho trẻ cách đi đứng sao cho chuẩn chỉ, cố gắng giữ dáng lưng thẳng ngay từ ban đầu.

3.6. Cho trẻ đi khám định kỳ

Để biết cách tăng chiều cao tối ưu cho trẻ, bạn nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát sớm những yếu tố nguy cơ gây cản trở đến quá trình phát triển của toàn cơ thể. Việc phát hiện sớm các vấn đề sẽ giúp xử lý kịp thời bằng những biện pháp hữu ích theo phác đồ của bác sĩ. Mỗi năm, bạn nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện hoặc phòng khám uy tín định kỳ 6 tháng/ lần.
 

Đối tác

Top