Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Đền Dâu – Khám phá tín ngưỡng Thờ Mẫu tại Ninh Bình

sinhtour

Thành viên cấp 1
Tham gia
19/6/23
Bài viết
27
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
14 Hàng Mành, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website
sinhtour.vn
#1

Nằm ở thành phố Tam Điệp, đèn Dâu là một ngôi đền linh thiêng gắn liền với với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đền dâu chính là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa – một vị thánh trong “tứ bất tử” của văn hóa Việt Nam. Hôm nay hãy cùng Sinhtour tìm hiểu về nét đặc sắc của đền Dâu nhé.


Tham khảo các TOUR DU LỊCH NINH BÌNH 2023 ƯU ĐÃI CỰC SỐC – CHƯA TỪNG CÓ

Đền Dâu ở đâu? Đường đi đền Dâu

Đền Dâu nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km và từ Hà Nội, du khách sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ đi xe với quãng đường 100km. Đền Dâu còn có tên khác là “Tang Dã Linh Từ” (Đền thiêng nương Dâu). Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện linh thiêng ly kỳ đặc biệt thu hút sự chú ý của khách du lịch.

Đền Dâu nằm ở mặt đường lớn tuyến quốc lộ 1A hướng đi Tam Điệp. Đây là vị trí cực kỳ thuận lợi nên sẽ không quá khó để bạn tìm đường tới đền Dâu. Hiện có rất nhiều cách để bạn di chuyển tới đền Dâu, cụ thể như sau:

- Xe máy: là phương tiện phù hợp với những bạn có sức khỏe tốt, thích khám phá cung đường đi và có nhu cầu tự chủ về thời gian. Đối với xe máy thì bạn đi quốc lộ 1A từ bến xe Nước Ngầm, đi qua địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên, tỉnh Hà Nam là sẽ đến được đền Dâu.

- Xe khách: hiện tại có rất nhiều nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Tam Điệp ở bến xe Giáp Bát với giá cả dao động từ 80.000 – 120.000 đồng. Hoặc bạn cũng có thể đặt xe limousine đưa đón tận nơi, mức giá từ 150.000 – 200.000 đồng.

- Di chuyển bằng ô tô: hiện tại thời gian di chuyển từ Hà Nội – Ninh Bình đã được rút ngắn rất nhiều kể từ khi tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình được đưa vào hoạt động. 2 tiếng là quãng thời gian dự kiến nếu bạn đi ô tô từ Hà Nội tới đền Dâu.



Nên đi đền Dâu thời gian nào?

Không có thời gian cố định mở cửa đền Dâu nên du khách có thể ghé thăm địa điểm này bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên từ 15 tháng Giêng cho tới mồng 3 tháng 3 Âm lịch là thời điểm diễn ra lễ hội đền Dâu thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

Theo tiết lệ của người dân địa phương, năm xưa vào thời điểm này thì vua Quang Trung đã khải hoàn thắng lợi khi đả bạn 29 vạn quân Thanh, tạo nên chiến công lịch sử lừng lẫy. Đó là lí do vì sao tới 15 tháng Giêng mới khai hội nhưng trước đó, người dân đã tấp nập đổ về đền Dâu để khấn bái, cúng viếng cho một năm mới an lành, tốt đẹp.

Ngày nay, ở Ninh Bình vẫn còn lưu truyền câu ca dao nhắc nhở các thế hệ về lễ hội đền Dâu:

“Dù ai đi đâu về đâu

Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu”


Đền Dâu có gì đặc biệt?

Đền Dâu nằm ở vị trí hết sức đặc biệt khi ở trên một khu đất cao hướng Đông Nam. Án ngữ phía trước đền là núi Hồng Ngọc, còn núi Chong Đèn ở phía sau làm hậu chẩm. Phía bên trái có núi Ngang (Hoành Sơn) làm Thanh Long và bên phải là núi Béo làm Bạch Hổ.

Đền Dâu được thiết kế theo lối kiến trúc hình chữ Nhị cùng với hậu cung có hình chôi vồ. Đây là thiết kế rất được ưa chuộng trong những ngôi đền cổ ngày xưa. Lối đi được thiết kế theo kiểu tam cấp và khi bước qua là hàng loạt những công trình nghệ thuật như cửa cánh quay, bẩy hiên chạm rồng hay ngưỡng cửa đá chạm qua cúc độc đáo đang chờ đón bạn.

Bàn thờ là khung đệ tam thờ Ngũ Vị Tiên Ông. Có tổng cộng 4 cột lim được đặt trên các tảng đá cổ bồng cao 40cm, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Phải đến đền Dâu mới có thể khám phá hết được những gì tinh hoa nhất.

Sau khi đi qua khu vực ban thờ, bạn sẽ đặt chân tới cung đệ nhị nơi thờ Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ và Thoải phủ. Bên trái thờ Chầu Đệ Tứ, Ông Hoàng Mười, Quang Hoàng và Hội đồng nhà Trần trong khi bên phải thờ Cô Chín, ông Hoàng Bảy và cậu bé. Cung đệ nhị này có 12 cột đá xanh khắc những câu đối nhằm ca ngợi công lao của Thánh Mâu khi giúp quân Tây Sơn của vua Quang Trung thắng trận quân Thanh.

Cuối cùng chính là khu vực sâu nhất trong đền Dâu. Đây là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu gồm Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh) bằng đồng; hai bên đặt tượng Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa) và Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa) bằng gỗ.

Là điểm đến hội tụ bao tinh hoa của giá trị lịch sử, tín ngưỡng của người dân Ninh Bình, đền Dâu hội tụ biết bao du khách đổ về cầu bình an mỗi năm. Còn chần chừ gì nữa mà không lưu lại bài viết này trong chuyến đi khám phá đền Dâu sắp tới của bạn.

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn


Chi tiết:
Review Đền Dâu - Ninh Bình
 

Đối tác

Top