Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO 27001 cho các doanh nghiệp

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng và triển khai tiêu chuẩn ISO 27001?
Cùng với ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 27001 cũng là một trong những tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng phổ biến bởi hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Có thể nói, ISO 27001 được coi là công cụ quản lý an toàn thông tin hữu hiệu nhất hiện nay. Nhất là trong kỷ nguyên của công nghệ số như hiện nay. Vậy tại sao doanh nghiệp cần áp dụng và triển khai tiêu chuẩn ISO 27001? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một câu trả lời phù hợp cho vấn đề này.

Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn ISO 27001 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Các yêu cầu trong ISO 27001 được thiết kế dành riêng cho hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS).

ISO 27001 có thể được coi là một khung chuẩn giúp định hướng cho các doanh nghiệp cách vận hành ISMS hiệu quả thông qua việc chuẩn hóa mọi quy trình. Từ việc thiết lập kế hoạch, triển khai tới đánh giá, giám sát và cải tiến.


Nền tảng của tiêu chuẩn ISO 27001 là đảm bảo doanh nghiệp có thể chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro về an toàn thông tin. Hướng tới việc đảm bảo thông tin của doanh nghiệp cùng các bên liên quan luôn được bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng khi cần.

Với khả năng tối ưu hiệu quả của ISMS, ISO 27001 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, không quan trọng loại hình hay quy mô ra sao. Dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, thực phẩm, là doanh nghiệp tư nhân hay cơ quan nhà nước… cũng đều có thể áp dụng ISO 27001 và đạt được nhiều lợi ích thiết thực từ tiêu chuẩn này.

Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 27001 trong doanh nghiệp hiện nay
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, quá trình chuyển đối số ở các doanh nghiệp hiện nay càng diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế hứa hẹn đem lại vô vàn lợi ích tới cho doanh nghiệp. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi tạo ra không ít thách thức liên quan tới vấn đề bảo mật an toàn thông tin ở nhiều doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công từ hacker, thông tin bị đánh cắp, dữ liệu bị xóa mất, bị theo dõi, mất quyền bảo hành,... đang ngày càng diễn ra thường xuyên hơn ở mức báo động, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Đặc biệt là về khía cạnh kinh tế cùng hình ảnh, uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp.


Có thể nói, việc quan lý an toàn thông tin đang là một yêu cầu bức thiết mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Đặc biệt là phải thực hiện có hiệu quả để hoạt động chung của doanh nghiệp được diễn ra trơn tru và đạt được thành công bền vững.

Đây cũng chính là những lý do thúc đẩy cho sự ra đời của hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001. Đặc biệt, ISO 27001 là một hệ thống phòng ngừa hơn là một hệ thống chỉ đưa ra các hành động để giải quyết khi có vấn đề xảy ra. Nghĩa là doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc vận hành ISMS và giúp thông tin được bảo mật và an toàn.

Những lợi ích doanh nghiệp đạt được khi áp dụng ISO 27001
Không chỉ là một nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc áp dụng ISO 27001 cũng sẽ tạo ra vô vàn các lợi ích cùng cơ hội để doanh nghiệp tiến gần hơn tới sự thành công bền vững. Cụ thể, ISO 27001 có thể mang lại lợi ích trên những khía cạnh sau đây:

Về khía cạnh vận hành
Các yêu cầu của ISO 27001 được coi như một bản hướng dẫn đầy đủ có tính chiến lược cho phép doanh nghiệp vận hành ISMS một cách khoa học và logic. Bằng việc chuẩn hóa mọi quy trình ISMS, doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát toàn diện tất cả các hoạt động đang diễn ra. Dễ dàng nhận biết các rủi ro, lỗ hổng còn tồn đọng để có hành động khắc phục nhanh chóng và phù hợp.


Nhờ vậy mà các thông tin, dữ liệu trong ISMS không bị gián đoạn và luôn lưu thông trơn tru, suôn sẻ. Tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

Về khía cạnh thương mại
Khi ISMS được chứng nhận là phù hợp với tiêu chuẩn ISO 27001, doanh nghiệp có cơ sở để chứng minh với khách hàng, đối tác về khả năng quản lý và bảo mật thông tin của mình. Đây là một điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh người dùng ngày càng lo ngại về các dữ liệu cá nhân của mình bị đánh cắp.

Khi tạo được niềm tin cho khách hàng, đối tác về bảo mật thông tin, họ cũng sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hơn. Doanh thu, lợi nhuận vì thế mà cũng tăng lên.

Mặt khác, chứng chỉ ISO 27001 cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một phương thức để marketing và cho thấy nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt là về phương diện tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chất lượng.

Nói cách khác, với ISO 27001, doanh nghiệp đang sở hữu một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, củng cố vị thế và thậm chí là có cơ hội thâm nhập vào các thị trường khác nhau trên quốc tế.

Về khía cạnh tài chính
Để xây dựng và vận hành ISMS theo ISO 27001, doanh nghiệp sẽ phải có sự đầu tư về nguồn lực, bao gồm cả các nguồn lực về tài chính. Nhưng đây chắc chắn sẽ là một khoản đầu tư đáng giá. Bởi khi ISMS được vận hành một cách hiệu quả, lợi ích về mặt tài chính mà doanh nghiệp có thể thu lại được là lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra.


Cụ thể, ISO 27001 không chỉ góp phần thúc đẩy doanh thu. Mà doanh nghiệp còn tiết kiệm và không phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc cùng thời gian để khắc phục các vấn đề gây mất an toàn thông tin. Góp phần tối ưu chi phí quản lý, sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Về khía cạnh nhân lực
Các yêu cầu trong ISO 27001 mang tới những thông tin cùng hiểu biết sâu hơn về ISMS không chỉ cho ban lãnh đạo mà còn toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Hơn nữa, tiêu chuẩn này cũng khuyến khích việc đào tạo để nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân sự. Giúp họ ý thức được vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong việc giúp ISMS được vận hành một cách nhất quán, ổn định và đạt hiệu quả tối ưu.

Đồng thời, khi các quy trình trong ISMS được chuẩn hóa, mọi công việc sẽ được phân bổ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận. Điều này giúp cho các công việc được diễn ra trơn tru và hiệu quả. Tránh gây ra tình trạng việc người này chồng chéo lên việc người kia hoặc hai bên đùn đẩy công việc cho nhau.

Về khía cạnh pháp luật
Doanh nghiệp khi sở hữu chứng chỉ ISO 27001 có thể chứng minh với các nhà chức trách về nỗ lực tuân thủ các quy định và luật định hiện hành về việc bảo mật an toàn thông tin.


Mặt khác, ISO 27001 đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một hệ thống hồ sơ, tài liệu trong ISMS. Các hồ sơ, tài liệu này sẽ là những căn cứ đáng tin cậy được sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp phải đối mặt với các kiện cáo, khiếu nại từ khách hàng hoặc đối tác khi không may có xảy ra sự cố về an toàn thông tin.

Có thể thấy được, áp dụng ISO 27001 sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phòng ngừa và khắc phục các rủi ro liên quan tới bảo mật an toàn thông tin. Đây chính là lý do cốt lõi giải thích cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp cần áp dụng và triển khai tiêu chuẩn ISO 27001.
 

Đối tác

Top