Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội Dịch vụ chứng nhận ISO 27001 chuyên nghiệp

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
TIÊU CHUẨN ISO/IEC 27001:2013 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN NINH THÔNG TIN
Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 - Hệ thống quản lý an ninh thông tin (ATTT) là tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các hệ thống quản lý an toàn thông tin. Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động mà mỗi tổ chức có các phương thức tiếp cận khác nhau để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp. ISO 27001:2013 đề cập khá đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin của một tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 - Hệ thống quản lý an ninh thông tin.

Khái niệm ISO 27001
Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực công nghệ thông tin, mọi ngành nghề kinh doanh đều sử dụng đến công nghệ thông tin. Kéo theo đó là các loại hình xâm nhập trái phép vào hệ thống công nghệ thông tin đã tăng cả về quy mô, loại hình cũng như mức độ ảnh hưởng, tác động vào hệ thống của doanh nghiệp. Hệ thống công nghệ của các doanh nghiệp thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép, gây rò rỉ, mất mát thông tin, thậm chí phải ngừng hoạt động. Ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, chất lượng công việc, kéo theo đó là các tổn thất về tiền bạc, thời gian, uy tín của tổ chức và thậm chí là ảnh hưởng tới an ninh của quốc gia.

ISO/IEC 27001:2013 - Hệ thống quản lý an ninh thông tin là tiêu chuẩn quốc tế về cách quản lý an toàn thông tin trong bối cảnh của một tổ chức. Tiêu chuẩn này ban đầu được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế đồng ban hành vào tháng 10 năm 2005 và sau đó được sửa đổi vào năm 2013. Tiêu chuẩn ISO 27001 giúp quản lý an toàn thông tin một cách hiệu quả nhất. Thông tin ở đây bao gồm những dữ liệu đã được in ra – dữ liệu mềm và dữ liệu cứng hoặc dữ liệu được lưu lại dưới dạng điện tử.

ISO 27001 cũng có cùng cấu trúc cấp cao nên có khả năng tương thích cũng như áp dụng với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001...

Đối tượng áp dụng của ISO 27001


ISO 27001 áp dụng cho tất cả các ngành nghề.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi doanh nghiệp không phân biệt mọi ngành nghề, quy mô hay lĩnh vực, các tổ chức chính phủ và cả những tổ chức phi lợi nhuận. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp mà việc bảo vệ thông tin là thiết yếu như trong lĩnh vực tài chính, giáo dục, y tế, công cộng và công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn này đề ra những quy định cụ thể bao gồm việc thiết lập, thực hiện, giám sát và nâng cao hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS) cũng như cung cấp phương pháp để thực hiện quản lý bảo mật thông tin trong một tổ chức.

Những lợi ích của ISO 27001 về quản lý an ninh thông tin
Những lợi ích của ISO 27001 về quản lý an ninh thông tin.

ISO 27001: 2013 có thể áp dụng cho mọi tổ chức có nhu cầu bảo vệ thông tin. Việc triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin theo ISO 27001 sẽ giúp tổ chức đạt được các lợi ích sau:

  • Xác định rủi ro và thiết lập, kiểm soát để quản lý và loại bỏ rủi ro có thể xảy ra trong doanh nghiệp.
  • Linh động việc thực hiện kiểm soát đối với tất cả các thông tin và dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp.
  • Có được niềm tin của khách hàng cũng như các đối tác về việc dữ liệu của họ được bảo mật.
  • Chứng minh sự tuân thủ các luật định và các quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng điều kiện trong các dự án kinh tế và đấu thầu.
Doanh nghiệp có nên chọn ISO 27001 hay không?


Doanh nghiệp nên lựa chọn ISO 27001.

Việc triển khai ISO 27001 sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện được đầy đủ những nguy cơ trong hệ thống thông tin của mình bằng phương pháp phân tích các rủi ro.

Lợi ích lớn nhất của ISO 27001 là giảm chi phí liên quan đến bảo mật thông tin. Nhờ cách đánh giá, tiếp cận và phân tích rủi ro có thể xảy ra được thực hiện trong phạm vi của hệ thống này, các chi phí doanh nghiệp phải bỏ cho công cuộc bảo vệ thông tin có thể sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Một lợi ích quan trọng khác của hệ thống là hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý. An ninh mạng là hành động bảo vệ để đảm bảo an ninh trong các giao dịch được thực hiện qua Internet cũng như các dữ liệu được lưu giữ trong hệ thống công nghệ thông tin và tuân thủ đúng các quy định pháp lý đã được ban hành về vấn đề này. Đối với các doanh nghiệp thì an ninh mạng có nghĩa là bảo vệ thông tin bí mật và các hoạt động quan trọng cần được lưu lại có thể liên quan đến nhân viên, khách hàng, đối tác và tiền bạc.

An ninh mạng cũng là nền tảng của ngành công nghệ thông tin về việc hỗ trợ đổi mới, tăng trưởng, cơ hội kinh doanh và phát triển xã hội. Cũng như việc bảo vệ công dân, các cơ quan tư nhân và chính phủ, cơ sở hạ quan trọng và hệ thống máy tính khỏi các cuộc tấn công và đánh cắp dữ liệu.

Khi doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tính chất thông tin phức tạp và lượng thông tin nhiều hơn. Thì yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, chính sách về an toàn thông tin một cách chi tiết, rõ ràng sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến việc đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp được ổn định lâu dài, bền vững hơn.

Nhờ có tiêu chuẩn ISO 27001 mà doanh nghiệp cải thiện quy trình và với Chứng chỉ phù hợp ISO 27001 họ nhận được sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng ngoài ra còn được đánh giá là một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp.

Làm thế nào để đạt được chứng nhận ISO/IEC 27001?


Chứng nhận ISO 27001.

Trước khi đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tự kiểm tra hệ thống thông qua những bước sau:

Phân tích những thiếu sót.
Đây là một công việc thông qua đó doanh nghiệp có cái nhìn gần hơn với hệ thống quản lý an toàn của mình và so sánh nó với những quy định của ISO 27001. Bước này giúp doanh nghiệp nhận ra những điều cần chú ý nhiều hơn trước khi tiến hành đánh giá chính thức nhằm tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho doanh nghiệp.

Đánh giá chính thức.
Đánh giá chính thức trải sẽ qua hai giai đoạn. Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ đăng ký chứng nhận ở tổ chức đánh giá và chứng nhận (bên thứ 3). Thông qua việc đánh giá những quy trình cần thiết ISO 27001 và biện pháp kiểm soát đã được áp dụng tại doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra những điểm chưa phù hợp trong hệ thống của doanh nghiệp. Sau đó doanh nghiệp có thể khắc phục những điểm chưa phù hợp.

Nếu tất cả những yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện quy trình và việc kiểm soát trong doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả và phù hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001.

Chứng nhận và sau khi chứng nhận.
Khi doanh nghiệp đã được đánh giá và đạt chứng nhận thì sẽ nhận được một chứng nhận ISO/IEC 27001 và có giá trị trong vòng 03 năm và sẽ có 02 lần giám sát thường niên nhằm đảm bảo hệ thống của doanh nghiệp duy trì việc tuân thủ tiêu chuẩn và được cải tiến.

Thông tin là một tài sản vô hình có giá trị và phải được bảo vệ bằng mọi giá. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các doanh nghiệp phối hợp tất cả các nỗ lực bảo mật của họ, cả về điện tử và công nghệ. Nó cũng chứng minh cho khách hàng tiềm năng, đối tác và nhân viên rằng thông tin cá nhân và thương mại là an toàn. Tiêu chuẩn ISO 27001 cung cấp những quy định để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và vận hành của luật toàn ninh mạng. Khi áp dụng các doanh nghiệp sẽ không còn nỗi lo về việc thông tin bị tấn công hay bị rò rỉ.

ISO/IEC 27001:2013 - Hệ thống quản lý an ninh thông tin là một cách quản lý rủi ro hiệu quả và cách tiếp cận hệ thống quy trình, công nghệ, con người giúp tất cả các doanh nghiệp bảo vệ và quản lý thông tin của họ hiệu quả. Nói cách khác, nó không chỉ là một hệ thống cho công nghệ thông tin mà là bảo vệ cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.
 

Đối tác

Top