Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dịch vụ Kiểm Toán Doanh Nghiệp

mvagroup

Thành viên cấp 1
Tham gia
1/11/23
Bài viết
15
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
TP Hà Nội
Website
mva.vn
#1
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP

KIỂM TOÁN
I. Kiểm toán là gì

Kế toán và Kiểm toán là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp với nhau. Về cơ bản, kế toán cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.
Công việc của Kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, từ đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những đánh giá đúng đắn nhất
II. Các doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
e) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
III. Công việc tại Kiểm toán MVA
Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công việc của kiểm toán viên, vì nó có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu có kế hoạch tốt, mọi việc sẽ diễn ra thật suôn sẻ và bạn luôn ứng phó được với các tình huống phát sinh.
Xây dựng chương trình kiểm toán
Kỹ năng xây dựng chương trình kiểm toán cũng không thể thiếu với bất cứ kiểm toán viên nào. Nó giúp công việc của kiểm toán viên được chính xác và chặt chẽ. Trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán
  • Kiểm toán cân đối: là phương pháp dựa trên các phương trình kế toán đã kiểm toán
  • Đối chiếu trực tiếp: là đối chiếu 1 chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau
  • Đối chiếu logic: nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau
  • Kiểm kê: là kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán
  • Điều tra: là dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán
  • Trắc nghiệm là việc tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua
Ghi chép
Ghi chép là một thao tác nghiệp vụ thiết yếu của kiểm toán viên. Các phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các sự kiện phải được kiểm toán viên ghi lại 1 cách đầy đủ. Công việc này nhằm tích lũy bằng chứng khách quan cho những kết luận kiểm toán.
Lập báo cáo
Lập báo cáo là khâu cuối cùng trong công việc của kiểm toán viên. Thao tác nghiệp vụ này đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt.
Sau quá trình điều tra, phân tích, kiểm toán viên đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp đó.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Kiểm toán tại MVA:
+ Kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính (BCTC).
+ Đưa ra đánh giá về mức độ hợp lý của các thông tin trên BCTC.
+ Tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức về các sai sót phát hiện được và gợi ý biện pháp khắc phục.
+ Chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN MVA VIỆT NAM
Địa chỉ: LK3 – 04, Khu đô thị Lộc Ninh, TT. Chúc Sơn, H. Chương Mỹ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024.7109.7766 – Hotline: 0981.350.666
Email: dungtq.mva@gmail.com
Hotline: 058.614.9999
https://dichvuketoan.net.vn/dich-vu-kiem-toan-danh-nghiep/
 

Đối tác

Top