Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dịch vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Miền Đông Nam Bộ

dangkybanquyenvihabrand

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/7/24
Bài viết
15
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q Bình Thạnh,TP.HCM
Website
dangkybanquyen.org
#1
Quyền đối với nhãn hiệu là một quyền dân sự thường gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích của các quan hệ dân sự về quyền đối với nhãn hiệu là các lợi ích kinh tế. Do đó, hiện nay đã xuất hiện không ít hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Công ty Luật Vihabrand đã tổng hợp các vấn đề pháp lý liên quan để cung cấp thêm thông tin về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam.


Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020;
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một trong những tài sản có giá trị, mang tính chất quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với các đối thủ của mình. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể quyền đối với nhãn hiệu.
Hiểu một cách cơ bản nhất thì quyền đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu và quyền được áp dụng các biện pháp hợp pháp để ngăn chặn, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đăng ký cũng như trong quá trình sử dụng nhãn hiệu.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Theo đó, cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi nêu trong Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các hành vi xâm phạm đó bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Có thể nói, Luật Sở hữu trí tuệ đã liệt kê khá chi tiết, cụ thể về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Việc liệt kê các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ giúp cho việc thực thi quyền đối với nhãn hiệu hiệu quả hơn trong việc xử lý hành vi xâm phạm.
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Biện pháp dân sự
Áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp về quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam được hiểu là việc tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật liên quan đến quyền đối nhãn hiệu.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các biện pháp dân sự được pháp luật ghi nhận bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyển của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như thu giữ, kê biên, niêm phong theo quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hành chính
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu kể cả trong trường hợp cố ý hay vô ý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý bằng cách áp dụng biện pháp hành chính. Bản chất của các biện pháp xử lý hành chính là sử dụng quyền lực của các cơ quan hành chính và các quyết định hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền, trong đó thể hiện ý nghĩa trừng phạt, răn đe.
Theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự trong thực thi quyền đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, căn cứ vào Điều 226 Bộ luật hình sự, chủ thể có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, chủ thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến nhãn hiệu
Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến nhãn hiệu là biện pháp do các cơ quan hải quan thực hiện được quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu. Các biện pháp đó bao gồm:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là bài viết trình bày chi tiết về dịch vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Miền Đông Nam Bộ của Vihabrand. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc liên quan tới pháp luật sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết!
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP & PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
VIHABRAND CO.,LTD
Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết?
Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 08 1900 1400 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0819001400 Email: cskh.shcn
@gmail.com
 

Đối tác

Top