Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hải Phòng Dịch vụ Điều trị đột quỵ với tế bào gốc? Cơ chế hoạt động

isanguyen

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/5/23
Bài viết
1,124
Thích
1
Điểm
38
#1
Điều trị đột quỵ với tế bào gốc được khẳng định hiệu quả nhờ vào khả năng tái tạo tế bào thần kinh của tế bào gốc. Và hơn hết, cơ chế hoạt động của việc điều trị đột quỵ đã được nghiên cứu rõ ràng. Thông qua 4 cơ chế lần lượt dưới đây, quá trình cải thiện tình trạng đột quỵ sẽ được diễn ra tốt nhất.

Khả năng di chuyển và khu trú tại khu vực tổn thương
Để điều trị đột quỵ bằng tế bào gốc, tế bào gốc phải có khả năng di chuyển và khu trú tại khu vực tổn thương trong não. Các nghiên cứu về tế bào gốc điều trị đột quỵ thường sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngoại vi hoặc đường tủy sống để tiêm tế bào gốc vào cơ thể. Do đó, tế bào gốc cần phải vượt qua hàng rào máu não để tiếp cận vị trí tổn thương do đột quỵ gây ra.

Cơ chế hoạt động của tế bào gốc được nghiên cứu ứng dụng

Hàng rào máu não cần vượt qua
Hàng rào máu não là một hệ thống chặn lọc gồm các tế bào nội mô, tế bào ngoại mạch và tế bào hình sao. Được kết nối chặt chẽ thông qua lớp màng đệm (basal layer). Trong trường hợp đột quỵ xảy ra và làm ảnh hưởng đến các liên kết tế bào nội mô, các tế bào khác như tế bào máu và tế bào miễn dịch có thể xâm nhập vào não tại vị trí tổn thương. Tuy nhiên, tế bào gốc điều trị đột quỵ (thường là tế bào gốc trung mô) có khả năng tương tác với các tế bào nội mô của hàng rào máu não thông qua các tương tác màng tế bào. Như kết nối selectin, integrin và di chuyển hướng hóa (chemokine-directed migration).

Lưu trú tại nơi cần thay đổi, tái tạo
Tế bào gốc trung mô tiết ra chất CXCL-11 và kết nối với thụ thể CXCR-3 trên bề mặt của tế bào nội mô tại hàng rào máu não tại vị trí tổn thương. Quá trình này kích hoạt chuỗi ERK1/2 và mở ra kết nối giữa các tế bào nội mô tại hàng rào máu não để tế bào gốc có thể xâm nhập vào bên trong. Thụ thể màng tế bào nội mô VCAM-1 và VLA-4 cũng tham gia vào quá trình điều hướng sự xâm nhập của tế bào gốc qua hàng rào máu não.

Khả năng di chuyển có định hướng của tế bào gốc đến nơi cần chữa trị sau khi vượt hàng rào máu não, được nhận biết thông qua khả năng cảm ứng của các tế bào này với các hoạt chất tiết ra từ vị trí tổn thương (chemotactic signal). Tại nơi thương tổn, các tế bào thần kinh đệm có chức năng như các đại thực bào (microglia cells) và các tế bào thần kinh đệm hình sao, tiết ra các hoạt chất như SDF-1 vào môi trường xung quanh. Sự kích hoạt của CXCR-4 trên bề mặt của tế bào gốc trung mô thông qua tương tác với SDF-1 kích hoạt sự di chuyển của các tế bào gốc này đến nguồn tiết ra SDF-1 tại vị trí tổn thương. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy thụ thể CXCR-7 trên bề mặt của tế bào gốc cũng có tính tương tác với SDF-1 tương tự như CXCR-4.

Quá trình tạo mạch máu (Angiogenesis)
Tế bào gốc trung mô có khả năng tái tạo hệ thống mạch máu tại khu vực bị tổn thương, giúp phục hồi các tế bào thần kinh và tăng khả năng trao đổi chất, đồng thời giảm tải các hoạt chất gây viêm. Các yếu tố tăng trưởng như VEGF tiết ra từ tế bào gốc trung mô thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu và sự hoàn thiện các mạch máu mới đang hình thành. Kết hợp với các hoạt chất liên quan đến hệ thần kinh như BDGF, IGF-1, GDNF, bFGF, Ang-1, Ang-2. Tế bào gốc trung mô tạo hiệu quả điều trị trong việc tái tạo mạch máu tại khu vực tổn thương.

Quá trình điều hòa miễn dịch
Tế bào gốc trung mô có khả năng điều hòa hoạt động của các tế bào miễn dịch tại vị trí viêm hoặc vị trí tổn thương, điều này đặc biệt quan trọng trong điều trị đột quỵ. Các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như tế bào B và tế bào T, thường tập trung nhiều tại vị trí não bị tổn thương sau đột quỵ. Tế bào gốc trung mô có khả năng kích hoạt và ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch này thông qua việc tiết ra các cytokines như IL-10 và TGF-β, giúp giảm số lượng tế bào miễn dịch xung quanh vị trí tổn thương và giảm thiểu sự phát triển của các tế bào viêm nhiễm.

Một số hoạt chất khác như IL-6, IL-23/IL-17, MMP2, TGF-β1, HGF, NGF, pGe2, TLR-4 và RAGE cũng được sản xuất để tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch và giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sau đột quỵ.

Cơ chế bảo vệ tế bào thần kinh
Tế bào gốc trung mô cũng có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh bị tổn thương sau đột quỵ. Tế bào gốc trung mô ức chế quá trình chết theo lập trình (apoptosis) của tế bào thần kinh và kích hoạt cơ chế tự phục hồi nội bào. Chúng tiết ra các chất bảo vệ thần kinh như VEGF, GDNF, BDNF, NGF, IGF-1, HGF, EGF và bFGF. Giúp tăng khả năng sống và phục hồi của các tế bào thần kinh bị tổn thương. Thụ thể tyrosine kinase trên màng tế bào thần kinh kết hợp với hoạt chất bảo vệ thần kinh BDNF để kích hoạt cơ chế tự bảo vệ của các tế bào này. Tế bào gốc trung mô cũng tiết ra IL-10 để giảm tải số lượng tế bào miễn dịch xung quanh tế bào thần kinh tổn thương và giảm quá trình phân hủy của các tế bào thần kinh sau đột quỵ.

Tổng kết lại, tế bào gốc điều trị đột quỵ có khả năng di chuyển, khu trú tại vị trí tổn thương, tham gia vào quá trình tạo mạch máu, điều hòa miễn dịch và bảo vệ tế bào thần kinh bị tổn thương. Những khả năng đặc biệt này của tế bào gốc trung mô đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng não sau đột quỵ và là một tiềm năng triển vọng trong lĩnh vực điều trị y học tái tạo.

Đến với VNCORD – DK lưu trữ và ứng dụng lâm sàng tế bào gốc
Lưu trữ tại VNCORD – Dk để hình thành bảo hiểm sinh học cho gia đình

Cơ chế hoạt động của điều trị đột quỵ với tế bào gốc giúp hình thành nên tế bào mới, thay thế và tái tạo nhanh chóng những mô, tế bào, bộ phận bị tổn thương. Đến với VNCORD – DK, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn hoặc gốc mô dây rốn. Tạo nên một sự phòng bị trong tương lai cho chính trẻ sở hữu tế bào gốc đó. Hoặc ứng dụng như một trường hợp hiến tặng cho người thân trong gia đình.

Với sự phát triển của y học tái tạo, VNCORD – DK cũng có những ứng dụng lâm sàng liên quan đến tế bào gốc tại hệ thống phòng khám, bệnh viện của DKGROUP. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết về dịch vụ liên quan. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN HÀNG MÔ VNCORD-DK

Ngân hàng Mô VNCORD – DK

Website: https://vncord.com/

Địa chỉ: 51-53 đường D4, Khu dân cư Himlam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. HCM

Hotline: 1800 6102

Email: info@vncord.com
 

Đối tác

Top