Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Doanh nghiệp cần làm gì để theo kịp sự tiến bộ kĩ thuật

otakusama

Thành viên cấp 1
Tham gia
16/1/19
Bài viết
49
Thích
0
Điểm
6
Website
namchauims.com
#1
Năm 2020 nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đổi mới công nghệ kĩ thuật, thì có lẽ không chỉ chậm chân, mà dần sẽ phải rút lui và đối mặt với chuyện phá sản. Việc đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, mà việc này cần được khuyến khích ngay trong khu vực quản lý công. Tức là bản thân những nhà quản lý phải tìm ra phương thức quản lý mới, gạt bỏ các quy chuẩn cổ hủ, lạc hậu không hợp thời để tiến đến những cải cách mới mẻ hơn.
Thực trạng thờ ơ, không quan tâm đến công nghệ và kết quả

Trong một cuộc khảo sát, các con số cho thấy một sự thờ đến kỳ lạ của số đông các nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế, khi mà chỉ có 22% doanh nghiệp cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến công ty họ, ngược lại 32,7% cho biết nó chưa có tác động gì. Và tiếp theo, con số chỉ 6,6% doanh nghiệp cho biết có đủ nguồn lực để thay đổi hệ thống công nghệ từ cũ sang mới và 36% doanh nghiệp nói rằng họ chỉ có thể thay đổi từng bước vì không đủ khả năng đáp ứng…, phần còn lại chấp nhận “bó tay” với lý do đang trong quá trình chuẩn bị, không bắt kịp xu thế hiện đại ngày nay.
>> Tìm hiểu thêm về các phương pháp và công nghệ tiên tiến hiện đại: lavan.com.vn
Điển hình là lĩnh vực cơ khí, đến nay các doanh nghiệp cơ khí trong nước mới chỉ đáp ứng 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí mà nền kinh tế đang cần. Mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp có xu hướng đi sai với thực tế, không đặt trọng tâm và sự kiểm soát, quản lý quy trình trở nên dần bị lõng lẽo do không thực hiện xuể. Điều này gây đến việc sản xuất thiếu hiệu quả, mất đi cơ hội có thêm việc làm, làm giảm doanh thu và trì trệ công việc. Không bắt kịp các tiến bộ công nghệ số đã dẫn đến sự tụt hậu trầm trọng của ngành này, cơ khí ở Việt Nam được khẳng định đã đi chậm hơn đến 2,3 thế hệ so với nhiều quốc gia khác. Một số doanh nghiệp nhận ra điều này, họ đang cố gắng thay đổi dần các chính sách nội bộ, đầu tư công nghệ, nâng cao kiến thức về xu hướng cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm theo kịp thời đại.
Thời gian qua, xu hướng số hóa không ngừng tăng trưởng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, nhân lực cho các hệ thống tự động, để theo kịp thời đại. Tại Việt Nam, xu hướng ấy đang hình thành dần dần, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại đây đã có tầm nhìn sâu rộng và họ quyết định thay đổi để đi trước bạn bè trong nước.
Cần làm gì để tránh khỏi nguy cơ bị tụt hậu? Thay đổi hiện giờ liệu còn kịp?

  • Doanh nghiệp cũng như nhân sự trong doanh nghiệp cần chủ động học hỏi, tham khảo và tìm kiếm những kiến thức được chia sẻ từ những đơn vị, tổ chức đã áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao hiểu biết cũng như rút ra những kinh nghiệm quý báu cho doanh nghiệp mình nhằm xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả, tiên tiến
  • Thay đổi tư duy lãnh đạo: các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao cần đổi mới và tiếp cận với những tiến bộ công nghệ, thoát khỏi những tư duy cũ kĩ, với quan điểm lạc hậu rằng: con người tự tìm đến doanh nghiệp khi có nhu cầu, doanh nghiệp là một cổ máy luôn được con người vận hành và quản lý. Nhưng thực tế đã thay đổi, ngày nay con người đang tạo ra những công cụ, phần mềm thay mình điều khiển các hoạt động từ lớn đến nhỏ, từ bao quát đến chi tiết từng ngóc ngách. Bên cạnh đó, suy nghĩ ngại thay đổi là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp mãi mãi không thể phát triển.
  • Ứng dụng công nghê 4.0 là một xu hướng tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, sự thay đổi nào cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức ban đầu gặp phải mà bất kì ai trong doanh nghiệp đều phải sẵn sàng chấp nhận, đối mặt và giải quyết những khó khăn, không sớm bỏ cuộc, trong đó thách thức về quản trị doanh nghiệp hiệu quả luôn là một vấn đề vô cùng cấp bách. Thay vì thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý sẽ là một bài toán nan giải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì phương pháp "chậm mà chắc", "leo bậc thang" có lẽ sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều.

Dù đối diện nhiều thách thức, song Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0, mà yếu tố đầu tiên là suốt 5 năm qua, Việt Nam vẫn dẫn đầu Diễn đàn kinh tế thế giới về tăng trưởng điện thoại thông minh (smartphone) và Internet. Cuộc cách mạng này thay đổi toàn diện vào kinh tế, chính trị, xã hội… mở đầu một thời kỳ mới, là cơ hội duy nhất giúp các quốc gia đang phát triển rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp những nền văn minh khác không xa . Nếu biết cách thay đổi thì chắc chắn rằng các doanh nghiệp đi theo hướng số sẽ có nhiều triển vọng mới trong xã hội mới khi cả thế giới đang đi lên con đường 4.0.
>> Cách triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hiệu quả
 
Sửa lần cuối:

Đối tác

Top