Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Đọc Ngay Để Gia Đình Bạn Luôn Khỏe Mạnh. Nguy Cơ Té Ngã Ở Người Cao Tuổi? Cách Phòng Ngừa.

dinhyduoc

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/2/24
Bài viết
37
Thích
0
Điểm
6
#1
Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là trong nhóm tuổi từ 60 trở lên. Thống kê hàng năm cho thấy rằng, có tới 3 trong số 5 người trong nhóm này phải đối mặt với tình trạng té ngã, và con số này thậm chí còn tăng lên đến 50% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên. Bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi là một ưu tiên hàng đầu, và việc nắm vững nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh té ngã trong đối tượng này là vô cùng quan trọng.


Nguyên nhân gây té ngã ở người lớn tuổi

Té ngã ở người lớn tuổi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân phổ biến chúng ta thường gặp nhất là:
  • Thiếu vitamin D và Canxi.
  • Các vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu cơ, cứng khớp, co cứng cơ, thoái hóa khớp.
  • Rối loạn thăng bằng khi đi đứng.
  • Thường xuyên bị chóng mặt.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Dần mất khả năng nhận thức.
  • Gặp các vấn đề về thị giác và thính giác.
  • Có tiền sử bị té ngã trước đây.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như xe tập đi hoặc gậy chống.
  • Loãng xương ở người cao tuổi.
  • Môi trường thiếu ánh sáng.
  • Vật dụng xung quanh bừa bộn.
Té ngã ở người lớn tuổi do sử dụng một số loại thuốc


Té ngã ở người lớn tuổi không chỉ liên quan đến môi trường hay sức khỏe, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa việc sử dụng một số loại thuốc sẽ dẫn đến tình trạng mất thăng bằng:
  • Các loại thuốc an thần có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giữ cân bằng ở những người lớn tuổi. Ngoài ra, triệu chứng buồn ngủ do dùng thuốc an thần cũng có thể khiến người cao tuổi dễ bị té ngã hơn bình thường.
  • Thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm cũng có thể được xem là nguyên nhân gây ra tác động tương tự.
  • Thuốc kháng sinh histamin cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.
  • Thuốc tim mạch có thể khiến nhiều người cao tuổi bị mờ mắt hoặc suy giảm nhận thức, từ đó khiến họ dễ bị vấp ngã.
  • Các loại thuốc chẹn beta hoặc thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, chóng mặt và choáng váng ở người cao tuổi.
Hậu quả té ngã ở người lớn tuổi


Có hai hậu quả thường xảy ra sau khi người cao tuổi bị té ngã là:
  • Để lại thương tật: mức độ nghiêm trọng thương tật tùy thuộc vào vị trí, hướng ngã của một người cao tuổi và độ bị thương sẽ khác nhau. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến là gãy xương và chấn thương vùng đầu.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: chỉ cần một cú ngã nhỏ nhất cũng sẽ khiến cho tâm lý người cao tuổi trở nên bất ổn hơn. Sẽ luôn tạo cho họ cảm giác sợ hãi, lo lắng mỗi khi họ vận động. Họ có thể nói với bạn rằng họ không bị sao, nhưng sẽ có những sự ái ngại nhất định trong họ về sau, vì khi đã té ngã một lần thì xương đã trở nên yếu hơn và dễ dàng gây té ngã hơn. Từ đó họ sẽ giảm bớt hoạt động chỉ ngồi lì hoặc nằm thì điều này sẽ gây ra sức khỏe giảm sút, và nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ gây ra bệnh loãng xương, teo cơ hoặc cứng cơ.
Phòng ngừa nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi


Với những hậu quả nghiêm trọng mà té ngã ở người lớn tuổi, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ và học cách phòng tránh để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là một số cách phòng cách đơn giản, hiệu quả nhất làm giảm nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi. Hãy cùng Drknee tìm hiểu nhé:

  • Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: có một chế độ lành mạnh sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu cùng các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt hãy chú ý bổ sung vitamin D và Canxi.
  • Tập thể dục thường xuyên: theo Hội Y Học Hoa Kỳ (ACSM), khi chúng ta luyện tập vừa phải, thay đổi trọng tâm có tác dụng giảm nguy cơ té ngã và vận động vừa sức kết hợp đi bộ nhẹ. Cụ thể, bài tập dưỡng sinh thái cực quyền sẽ giúp hạn chế nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi và giảm biến chứng sau té ngã. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chúng ta chăm sóc và nuôi dưỡng hệ thống sức khỏe cơ xương khớp. Nâng cao sức khỏe tinh thần, tăng cường dẻo dai và khả năng giữ thăng bằng.
  • Bố trí không gian sống gọn gàng: hãy sắp xếp, dọn dẹp những vật dụng có thể gây cản trở và khiến chúng ta té ngã đặc biệt là ở những lối hay đi ra vào. Sử dụng lót thảm bám tốt chống trơn trượt. Bố trí thanh vịn, tay nắm vững chắc ở cầu thang hoặc nhà tắm để phòng chống té ngã ở người lớn tuổi. Để những vật dụng cần thiết thường sử dụng ở chỗ thấp, dễ lấy.
  • Ánh sáng sớm: Có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe xương của người lớn tuổi. Cơ thể chúng ta sử dụng ánh sáng như một tín hiệu để điều chỉnh chu kỳ nội tiết, bao gồm cả việc sản xuất hormone Vitamin D. Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe xương vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì của xương. Ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh sáng sớm, là một nguồn tự nhiên của ánh sáng chứa Vitamin D. Sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng có thể kích thích cơ thể sản xuất Vitamin D một cách tự nhiên. Vitamin D từ ánh sáng mặt trời có thể giúp củng cố xương và ngăn chặn sự suy giảm của chúng, giảm nguy cơ các vấn đề xương như loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi. Do đó, ánh sáng sớm không chỉ có thể cải thiện tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ, mà còn có thể hỗ trợ sức khỏe xương của người lớn tuổi thông qua việc cung cấp Vitamin D tự nhiên giúp phòng ngừa té ngã ở người lớn tuổi.
  • Ánh sáng trong sinh hoạt: Luôn đảm bảo ánh sáng đầy đủ ở những nơi đi qua. Bật đèn trước khi lên hay xuống cầu thang. Hạn chế đi vào những chỗ tối. Để một đèn pin nhỏ gần giường, gần tầm tay dễ lấy phòng khi thức dậy vào ban đêm.
  • Giày dép: trong sinh hoạt hằng ngày nên đi giày, dép vừa vặn, tránh kích cỡ quá rộng hoặc quá chật.
  • Điều chỉnh thị lực: Suy giảm thị lực gây khó khăn trong việc ước tính khoảng cách đi lại, vì thế khiến người già khó phân biệt các bề mặt trơn trượt khi di chuyển. Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân là do vấn đề về thị lực, bạn có thể đưa người già đi khám mắt hoặc cần phải mổ đục thủy tinh thể nếu bác sĩ yêu cầu. Bên cạnh việc điều trị các vấn đề thị lực có thể giúp hạn chế nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, đeo kính thường xuyên và sử dụng thuốc mắt cũng là cách phòng ngừa té ngã cho các cụ.

Với tất cả những hậu quả nguy hiểm mà tình huống té ngã mang lại, chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi. Đồng thời cần để tâm hơn đến sinh hoạt hằng ngày. Nên thường xuyên đi khám định kỳ để có được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ. Tại Drknee, với đội ngũ bác sĩ có tâm và có tầm, sẵn sàng tư vấn MIỄN PHÍ. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ tới Drknee nhé. Chúc các bạn sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc.
 

Đối tác

Top