Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Đọc sách hội thoại – phương pháp giúp trẻ tự tin vào lớp 1

thanhtruchn

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/4/19
Bài viết
485
Thích
0
Điểm
16
#1
Đọc sách hội thoại – phương pháp giúp trẻ tự tin vào lớp 1
Nhiều trẻ bước vào lớp 1 khi chưa được cha mẹ trang bị những kỹ năng cần thiết. Trong đó, phải kể tới kỹ năng ngôn ngữ. Vốn từ nghèo nàn, chưa biết cách diễn đạt trôi chảy… gây bất lợi cho việc học hỏi của trẻ.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 10, học thêm toán 11 tại Hà Nội)

Đọc sách hội thoại (Dialogic Reading) là phương pháp giúp con rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, để trẻ sẵn sàng tới trường.

Kỹ năng mà không ít trẻ giai đoạn tiền tiểu học còn thiếu
Nhiều trẻ bước vào lớp 1 trong khi chưa sẵn sàng cho quá trình học hỏi. Trẻ thiếu vốn từ, cấu trúc câu và những kỹ năng cơ bản khác vốn được yêu cầu phải thành thạo khi đến trường.

Tại sao quá nhiều trẻ thiếu hụt các kỹ năng quan trọng để hào hứng và an tâm đến trường?
Câu trả lời có lẽ đến từ việc phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới vai trò của sách đối với trẻ.
Ở Mỹ, số liệu thống kê cho thấy, có những bạn bắt đầu lớp 1 với cả ngàn giờ trải nghiệm với sách. Trong nhà trẻ chất đầy sách tranh. Trẻ được chứng kiến cha mẹ, anh/chị/em của mình đọc sách để thư giãn, giải trí, tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, có những bạn đến lớp với ít hơn 25 giờ đọc sách và được đọc sách. Trong nhà cũng có khá ít sách. Cha mẹ hoặc anh/chị/em của trẻ cũng không phải người thích đọc.

Trên thực tế, sách tranh mang đến cho trẻ cơ hội thực hành nhiều kỹ năng cần thiết để tạo tâm lý sẵn sàng và vững vàng vào lớp 1.
Đó là: vốn từ vựng, cấu trúc âm, ý nghĩa văn bản, cấu trúc câu chuyện và ngôn từ, khả năng tập trung chu ý, niềm vui thích học hỏi… Trẻ ở tuổi tiền tiểu học cần thức ăn, nơi trú ẩn, sự yêu thương và cần cả những cuốn sách nữa.

Điều quan trọng là thường xuyên đọc sách cho con nghe.
Trẻ được cha/mẹ đọc sách 3 lần/tuần hoặc nhiều hơn thể hiện tốt hơn trong những mốc phát triển sau này so với trẻ đọc ít hơn 3 lần/tuần. Không bao giờ là quá sớm để đọc sách cho con nghe. Trước 9 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể bày tỏ sự thích thú với những cuốn sách mà trẻ có thể chạm vào hay tạo ra âm thanh.



Ảnh: CS Mott Children’s Hospital

Đọc sách hội thoại (Dialogic Reading) là gì?
Đọc sách hội thoại là sáng tạo của Dự án Stony Book Reading and Language. Theo đó, người lớn sẽ giúp trẻ trở thành người kể chuyện. Thay vì thụ động nghe cha mẹ đọc, trẻ sẽ được gợi mở để trả lời các câu hỏi, đưa ra ý tưởng, nhận xét của mình.

Với đọc sách hội thoại, người lớn đảm nhận vai trò:

  • người lắng nghe,
  • người đặt câu hỏi
  • và khán giả của đứa trẻ.
Không ai có thể học chơi đàn dương cầm chỉ bằng cách nghe ai đó chơi. Tương tự, không ai có thể học đọc chỉ bằng cách nghe người khác đọc. Trẻ sẽ học được nhiều nhất từ những cuốn sách mà trẻ có sự tương tác tích cực nhất.

Vì sao Đọc sách hội thoại lại quan trọng?
1. Ngôn ngữ nói hỗ trợ cho khả năng đọc – viết nổi trội ở trẻ nhỏ.
Khả năng đọc – viết nổi trội chỉ sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ nhỏ. Bắt đầu từ khi trẻ chào đời, xuyên suốt tới những năm tiền tiểu học, khả năng đọc – viết nổi trội được củng cố tốt nhất khi có sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và đứa trẻ.

Nghiên cứu cho thấy, số lượng và chất lượng tương tác giúp phát triển kỹ năng đọc – viết và thái độ ham thích đọc sách. Cũng theo các nhà khoa học, phát triển ngôn ngữ là yếu tố chủ chốt giúp trẻ đạt thành tựu học thuật.

Với Đọc sách hội thoại, cha mẹ đã tạo nền tảng là sự tương tác gần gũi, phù hợp mà trẻ cần để phát triển kỹ năng ngôn ngữ từ sớm.

2. Trẻ hứng thú hơn với sách, hình thành đam mê và thói quen đọc sách
Khi được chia sẻ những cuốn sách, đặc biệt là sách tranh đầy hấp dẫn với cha mẹ, trẻ dần hình thành tình yêu với sách và việc đọc sách. Trẻ hiểu rằng, việc đọc mang lại cho trẻ:

  • những giây phút thư giãn dễ chịu
  • sự gắn kết bền chặt với gia đình
  • cơ hội khám phá nhiều điều thú vị
Từ tình yêu đó, trẻ sẽ chủ động tìm đến với sách để thư giãn, để học hỏi và duy trì thói quen này suốt đời.

3. Nhờ Đọc sách hội thoại, cha mẹ có thể xác định khả năng hiểu của con tới đâu.
Vừa đọc sách vừa trao đổi, bàn luận với con giúp cha mẹ biết về khả năng đọc hiểu của con. Từ đó, có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp như:

  • chọn loại sách giúp con hứng thú
  • khơi gợi những câu hỏi liên quan tới chủ đề trẻ quan tâm
  • thay đổi thời lượng đọc sách nếu cần.


(Ảnh: I See Me!)

Cách chọn sách phù hợp cho hoạt động Đọc sách hội thoại
Sách để đọc cho con và tương tác với con cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Hình minh hoạ phong phú, giúp truyền tải nội dung câu chuyện
  • Nhân vật thú vị, thu hút độc giả nhí
  • Các tình huống trong truyện đòi hỏi tư duy hoặc khả năng giải quyết vấn đề
  • Ngôn từ linh hoạt, hấp dẫn, tạo cơ hội để trẻ mở rộng vốn từ vựng
  • Câu chuyện giàu nhịp điệu, nhờ thế, bạn có thể lôi cuốn trẻ bằng các âm thanh của từ
  • Khổ chữ đủ lớn để bạn thi thoảng có thể chỉ vào từ muốn nhấn mạnh với trẻ.
Thực hành đọc sách hội thoại như thế nào?
Áp dụng cách đọc sách hội thoại với quy tắc PEER
Để đọc theo kiểu đối thoại này đạt hiệu quả như mong muốn, phụ huynh có thể áp dụng quy tắc 4 bước PEER, cụ thể như sau:

P: Viết tắt “của Prompt”
Khơi gợi cảm hứng cho con với một câu hỏi về câu chuyện. Gợi ý con tập trung chú ý, lôi cuốn con vào diễn biến câu chuyện và giúp trẻ hiểu về cuốn sách.

Ví dụ: Bạn có thể chỉ vào một bức tranh vẽ một quả bóng bay và hỏi con: “Đây là gì thế con?”.

E: Viết tắt của “Evaluate”
Đánh giá nhận định của con.

Ví dụ: “Đúng rồi! Đây là một quả bóng bay!”.

E: Viết tắt của “Expand”
Mở rộng thêm dựa trên câu trả lời của con.

Ví dụ: Đây là một quả bóng bay màu đỏ, rất lớn. Hôm Chủ nhật vừa rồi, mẹ con mình cũng nhìn thấy quả bóng như thế ở trong siêu thị con nhỉ?

R: Viết tắt của “Repeat”
Lặp lại hoặc trở lại với phần gợi cảm hứng mà bạn đã bắt đầu khi đọc sách, khích lệ con sử dụng thông tin mới mà bạn vừa đưa ra.

Ví dụ: “Con có thể nói “quả bóng bay màu đỏ, rất to” không?”. Mỗi lần đọc sách câu chuyện, vốn từ được mở rộng thêm sẽ một lần nữa được thốt lên thành lời.



(Ảnh: The Atlantic)

CROWD: 5 kiểu gợi ý để tăng hiệu quả đọc sách hội thoại
1. Completion prompts: Gợi ý hoàn thành câu
Bạn để trống phần cuối của một câu rồi đề nghị trẻ hoàn thành. Có thể sử dụng kiểu gợi ý này với các cuốn sách có vần điều hoặc sách có những cụm từ lặp đi lặp lại. Nó sẽ cung cấp cho trẻ thông tin về cấu trúc ngôn ngữ – vốn có vai trò quan trọng đối với việc đọc sau này.

Ví dụ: Bạn có thể nói “I think I’d be a glossy cat. A little plump but not too…” và để con điền vào phần trống từ “fat”.

2. Recall prompts: Gợi ý nhớ lại
Đây là những câu hỏi về điều gì đã xảy ra trong một cuốn sách mà trẻ từng đọc. Gợi ý kiểu nhớ lại hiệu quả với gần như mọi loại sách, trừ sách về bảng chữ cái. Nó giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện và việc mô tả lại trình tự diễn biến các sự kiện. Bạn có thể sử dụng gợi ý dạng nhớ lại không chỉ ở cuối mà còn ngay từ đầu cuốn sách, khi trẻ đã đọc cuốn sách đó trước đây.

Ví dụ: Con có nhớ chuyện gì đã xảy ra với chú chim bé nhỏ màu xanh trong cuốn sách này không?

3. Open-ended prompts: Gợi ý kiểu kết thúc mở
Những gợi ý này tập trung vào phần hình ảnh trong sách. Chúng mang lại hiệu quả tốt nhất khi áp dụng cho loại sách giàu hình ảnh minh hoạ chi tiết, cụ thể. Trẻ sẽ có cơ hội tăng cường độ thành thạo trong biểu cảm của mình, đồng thời luyện khả năng chú ý vào chi tiết.

Ví dụ: Khi nhìn vào một trang trong cuốn sách mà trẻ đã quen thuộc, bạn có thể nói: “Nói cho mẹ biết điều gì xảy ra trong bức tranh này thế?”.

4. WH- prompts: Gợi ý kiểu câu hỏi WH-
Những gợi ý này thường bắt đầu bằng câu hỏi với “What, where, when, why” và “How”. Giống gợi ý dạng mở, gợi ý kiểu câu hỏi WH- tập trung vào các hình ảnh trong sách. Trẻ sẽ được học thêm nhiều từ vựng mới.

Ví dụ: Khi chỉ vào một vật được minh hoạ trong sách, bạn có thể hỏi con: “Tên của vật này là gì con nhỉ?”.

5. Distancing prompts: Gợi ý kiểu khoảng cách
Bạn đề nghị con liên hệ những hình ảnh hoặc từ ngữ trong cuốn sách đang đọc với những trải nghiệm bên ngoài cuốn sách. Cách này giúp trẻ tạo được cầu nối giữa sách và thế giới thực cũng như hoàn thiện độ trôi chảy khi nói, khả năng hội thoại và kỹ năng tường thuật.

Ví dụ: Con có nhớ lần chúng mình đi vườn bách thú tuần trước không. Mình đã nhìn thấy những con vật nào ở đó nhỉ?”.

* Gợi ý kiểu khoảng cách và gợi ý kiểu nhớ lại khó hơn so với 3 dạng gợi ý còn lại. Với trẻ 4-5 tuổi, không nên thường xuyên áp dụng 2 kiểu gợi ý khó này.


Ảnh: ReadWriteServe Tutor Blog – WordPress.com
Lưu ý
Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách theo lối đối thoại như thế này thường sở hữu kỹ năng ngôn ngữ nói tốt hơn và có nhiều cơ hội tiếp xúc với từ mới hơn.
Đừng cảm thấy bị ép buộc phải sử dụng quy trình PEER trên từng trang sách, với từng cuốn sách. Quan trọng là phải tạo được sự vui vẻ. Bạn có thể áp dụng PEER khi phù hợp và khi con bạn tỏ ra hứng thú với câu chuyện.
 

Đối tác

Top