- Tham gia
- 19/5/20
- Bài viết
- 52
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc thắc mắc về trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân thì có phải làm thủ tục cấp lại sổ đỏ hay không. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ như sau:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép làm thủ tục thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ mà không phải làm lại hay cấp đổi sổ đỏ.
– Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT – BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, trên trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân)… của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ vào điểm g khoản 1 điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép làm thủ tục thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ mà không phải làm lại hay cấp đổi sổ đỏ.
– Thứ hai, căn cứ vào khoản 6 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
+ Bản gốc sổ đỏ đã cấp.
+ Bản sao thẻ Căn cước công dân mới.
Đồng thời, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mang theo Căn cước công dân mới để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền đối chiếu (khi có yêu cầu).
Khuyến khích điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ để thuận tiện khi mua bán (nếu có)
– Thứ ba, pháp luật không bắt buộc người dân khi đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân phải điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ. Tuy nhiên, đây là quyền lợi của người dân và nên thực hiện; bởi khi điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ cho đúng với Căn cước công dân mới sẽ đảm bảo thống nhất về mặt giấy tờ; sau này nếu có bán, cho thuê nhà đất đó sẽ thuận lợi, diễn ra nhanh chóng, không phải tốn thời gian để “chứng minh mình là chính chủ của nhà đất đó”.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép làm thủ tục thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ mà không phải làm lại hay cấp đổi sổ đỏ.
– Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT – BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, trên trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân)… của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ vào điểm g khoản 1 điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép làm thủ tục thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ mà không phải làm lại hay cấp đổi sổ đỏ.
– Thứ hai, căn cứ vào khoản 6 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để thay đổi số Căn cước công dân trên sổ đỏ. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
+ Bản gốc sổ đỏ đã cấp.
+ Bản sao thẻ Căn cước công dân mới.
Đồng thời, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mang theo Căn cước công dân mới để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền đối chiếu (khi có yêu cầu).
Khuyến khích điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ để thuận tiện khi mua bán (nếu có)
– Thứ ba, pháp luật không bắt buộc người dân khi đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân phải điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ. Tuy nhiên, đây là quyền lợi của người dân và nên thực hiện; bởi khi điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ cho đúng với Căn cước công dân mới sẽ đảm bảo thống nhất về mặt giấy tờ; sau này nếu có bán, cho thuê nhà đất đó sẽ thuận lợi, diễn ra nhanh chóng, không phải tốn thời gian để “chứng minh mình là chính chủ của nhà đất đó”.