Tình trạng đau khớp gối không chỉ khiến mẹ cảm thấy đau nhức khó chịu mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày. Trường hợp đau khớp gối do thiếu chất, do bệnh lý thì mẹ cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng. Bài viết này sẽ giới thiệu các cách giảm đau khớp gối khi mang thai mẹ có thể tham khảo.
Đau khớp gối khi mang thai có sao không?
Nguyên nhân chính gây đau khớp gối khi mang thai là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể mẹ bầu, khi thai nhi ngày càng phát triển, kích thước bụng bầu to dần tạo áp lực lên khớp gối, dẫn đến đau nhức khó chịu. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, sẽ hết sau khi mẹ sinh bé.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, đau khớp gối là triệu chứng của bệnh lý mẹ cần hết sức chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe hai mẹ con. Đau khớp gối có thể là dấu hiệu bà bầu thiếu canxi và mẹ cần bổ sung ngay. Nếu thiếu canxi kéo dài, hệ thống xương và răng của em bé sẽ không được phát triển một cách tốt nhất, dẫn đến thấp còi sau khi sinh ra và mẹ cũng có nguy cơ bị loãng xương.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý về cơ xương khớp cũng khiến mẹ bị đau khớp gối. Mẹ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất, điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí là khả năng vận động.
>>Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu giảm đau nhức loãng xương
Giải pháp an toàn cho mẹ bầu bị đau khớp gối khi mang thai
Có thể có nhiều cách để giúp giảm đau đầu gối để phụ nữ mang thai không phải sống chung với chứng đau đầu gối khi mang thai và thời kỳ sau sinh, ví dụ thực hiện các gợi ý dưới đây:
Chú ý vận động
Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn nên mẹ bầu thường khá lười vận động, thích ngồi hoặc nằm một chỗ. Tuy nhiên, nếu bị đau nhức khớp gối, mẹ nên cải thiện thói quen này.
Hãy cố gắng vận động mỗi ngày. Mẹ không phải vận động nhiều và mạnh, chỉ cần vận động nhẹ nhàng thường xuyên là được. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội… rất tốt cho sức khỏe xương khớp và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ nên dành 30 phút để tập những bài tập trên. Như vậy, tình trạng đau khớp gối sẽ được cải thiện dần mà thai nhi cũng sẽ phát triển tốt hơn khi mẹ vận động mỗi ngày.
Bổ sung canxi và D3
Việc bổ sung đầy đủ canxi, D3 là rất cần thiết đối với mẹ bầu. Các công dụng của canxi D3 cho bà bầu và thai nhi là rất lớn. Bổ sung đủ sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng đau khớp gối, đau lưng, nhức mỏi người ở mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất về hệ thống xương, răng.
Việc bổ sung D3 sẽ giúp tăng cường tối ưu khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Mẹ có thể bổ sung canxi, D3 bằng những thực phẩm thường ngày như: tôm, cua, cá, rau màu xanh đậm, trứng gà, sữa… và sử dụng viên uống bổ sung canxi cho bà bầu.
Massage đầu gối
Việc massage nhẹ nhàng đầu gối sẽ giúp giảm đau tức thời, tăng cường lưu thông máu đến xương khớp vùng đầu gối. Mẹ có thể massage cùng với một ít tinh dầu để tăng thêm hiệu quả giảm đau.
Mẹ chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau rồi dùng tay massage đầu gối. Thực hiện khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Chườm nóng
Nếu bị đau khớp gối nhẹ, mẹ có thể chườm nóng để giảm đau nhanh chóng mà khá an toàn. Việc chườm nóng giúp làm dịu tình trạng đau nhức. Mẹ chỉ cần lấy túi chườm chuyên dụng hoặc cho nước nóng 70 độ C vào túi chườm rồi đặt lên vùng gối bị đau nhức. Mỗi ngày chườm 2 – 3 lần, khi nước hết nóng, mẹ thay nước khác để chườm tiếp. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút để phát huy hiệu quả.
Chườm lạnh
Ngoài chườm nóng, chườm lạnh cũng là biện pháp khắc phục chứng đau khớp gối ở bà bầu hiệu quả. Chườm lạnh thường được áp dụng cho các trường hợp đau khớp gối có kèm theo tình trạng sưng tấy.
Với phương pháp này, mẹ cho vài viên đá vào khăn sạch, bọc lại và chườm lên vùng đang bị đau. Mỗi lần chườm khoảng 10 phút và cũng nên thực hiện chườm 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dùng thảo dược
Có một số bài thuốc dân gian giảm đau khớp gối bằng các nguyên liệu tự nhiên như dùng ngải cứu, củ gừng tươi, lá trà xanh… xao vàng rồi đắp lên vùng bị đau nhức.
>>Xem thêm: Sắt và D3 uống cách nhau bao lâu
Bà bầu bị đau khớp là tình trạng bệnh lý thường gặp, bệnh thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì bà bầu cũng cần chú ý. Theo đó, mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị khi cần thiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đau khớp gối khi mang thai có sao không?
Nguyên nhân chính gây đau khớp gối khi mang thai là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể mẹ bầu, khi thai nhi ngày càng phát triển, kích thước bụng bầu to dần tạo áp lực lên khớp gối, dẫn đến đau nhức khó chịu. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, sẽ hết sau khi mẹ sinh bé.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, đau khớp gối là triệu chứng của bệnh lý mẹ cần hết sức chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe hai mẹ con. Đau khớp gối có thể là dấu hiệu bà bầu thiếu canxi và mẹ cần bổ sung ngay. Nếu thiếu canxi kéo dài, hệ thống xương và răng của em bé sẽ không được phát triển một cách tốt nhất, dẫn đến thấp còi sau khi sinh ra và mẹ cũng có nguy cơ bị loãng xương.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý về cơ xương khớp cũng khiến mẹ bị đau khớp gối. Mẹ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất, điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí là khả năng vận động.
>>Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu giảm đau nhức loãng xương
Giải pháp an toàn cho mẹ bầu bị đau khớp gối khi mang thai
Có thể có nhiều cách để giúp giảm đau đầu gối để phụ nữ mang thai không phải sống chung với chứng đau đầu gối khi mang thai và thời kỳ sau sinh, ví dụ thực hiện các gợi ý dưới đây:
Chú ý vận động
Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn nên mẹ bầu thường khá lười vận động, thích ngồi hoặc nằm một chỗ. Tuy nhiên, nếu bị đau nhức khớp gối, mẹ nên cải thiện thói quen này.
Hãy cố gắng vận động mỗi ngày. Mẹ không phải vận động nhiều và mạnh, chỉ cần vận động nhẹ nhàng thường xuyên là được. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội… rất tốt cho sức khỏe xương khớp và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ nên dành 30 phút để tập những bài tập trên. Như vậy, tình trạng đau khớp gối sẽ được cải thiện dần mà thai nhi cũng sẽ phát triển tốt hơn khi mẹ vận động mỗi ngày.
Bổ sung canxi và D3
Việc bổ sung đầy đủ canxi, D3 là rất cần thiết đối với mẹ bầu. Các công dụng của canxi D3 cho bà bầu và thai nhi là rất lớn. Bổ sung đủ sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng đau khớp gối, đau lưng, nhức mỏi người ở mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất về hệ thống xương, răng.
Việc bổ sung D3 sẽ giúp tăng cường tối ưu khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Mẹ có thể bổ sung canxi, D3 bằng những thực phẩm thường ngày như: tôm, cua, cá, rau màu xanh đậm, trứng gà, sữa… và sử dụng viên uống bổ sung canxi cho bà bầu.
Massage đầu gối
Việc massage nhẹ nhàng đầu gối sẽ giúp giảm đau tức thời, tăng cường lưu thông máu đến xương khớp vùng đầu gối. Mẹ có thể massage cùng với một ít tinh dầu để tăng thêm hiệu quả giảm đau.
Mẹ chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau rồi dùng tay massage đầu gối. Thực hiện khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Chườm nóng
Nếu bị đau khớp gối nhẹ, mẹ có thể chườm nóng để giảm đau nhanh chóng mà khá an toàn. Việc chườm nóng giúp làm dịu tình trạng đau nhức. Mẹ chỉ cần lấy túi chườm chuyên dụng hoặc cho nước nóng 70 độ C vào túi chườm rồi đặt lên vùng gối bị đau nhức. Mỗi ngày chườm 2 – 3 lần, khi nước hết nóng, mẹ thay nước khác để chườm tiếp. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút để phát huy hiệu quả.
Chườm lạnh
Ngoài chườm nóng, chườm lạnh cũng là biện pháp khắc phục chứng đau khớp gối ở bà bầu hiệu quả. Chườm lạnh thường được áp dụng cho các trường hợp đau khớp gối có kèm theo tình trạng sưng tấy.
Với phương pháp này, mẹ cho vài viên đá vào khăn sạch, bọc lại và chườm lên vùng đang bị đau. Mỗi lần chườm khoảng 10 phút và cũng nên thực hiện chườm 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dùng thảo dược
Có một số bài thuốc dân gian giảm đau khớp gối bằng các nguyên liệu tự nhiên như dùng ngải cứu, củ gừng tươi, lá trà xanh… xao vàng rồi đắp lên vùng bị đau nhức.
>>Xem thêm: Sắt và D3 uống cách nhau bao lâu
Bà bầu bị đau khớp là tình trạng bệnh lý thường gặp, bệnh thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì bà bầu cũng cần chú ý. Theo đó, mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị khi cần thiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.