Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Giấy in mã vạch là gì? Khái niệm giấy decal in mã vạch

tranloc

Thành viên cấp 1
Tham gia
31/1/19
Bài viết
2
Thích
0
Điểm
1
#1
Giấy in mã vạch hay giấy decal in mã vạch là loại giấy decal được quấn thành cuộn với chiều dài thích hợp cho từng dòng máy in mã vạch, một mặt dùng để in mã vạch và thông tin hàng hóa, một mặt có lớp keo để khi lột ra khỏi lớp đế có thể dán lên sản phẩm, bao bì hoặc cho các mục đích khác.

Giấy decal in tem nhãn mã vạch thường được bế sẵn theo kích thước người dùng yêu cầu để giảm thiểu thời gian và nhân công cho việc cắt tem và bóc tem sau khi in xong. Giấy in mã vạch tốt hay không được đánh giá trên 3 tiêu chí chính: chất lượng bề mặt giấy, độ bám dính của keo, khả năng bảo vệ đầu in của chất liệu giấy.

Thực tế vì mục tiêu cạnh tranh giá, ngày nay nhiều loại giấy với chi phí thấp đang được sản xuất để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm giá rẻ của thị trường. Tuy nhiên, tiền nào của nấy, nhà sản xuất máy in mã vạch SATO Nhật Bản đã đưa ra những quan ngại về việc các chất liệu giấy không tốt gây ảnh hưởng đến việc đầu in nhanh hao mòn và tần suất thay thế đầu in cao hơn nhiều so với việc sử dụng giấy tốt. Hiện nay các thương hiệu giấy decal in mã vạch có độ uy tín cao về chất lượng như Avery (AW0339, AW0331, MW066, BW0153), Lintec, Amazon…

Các loại giấy decal in mã vạch



1. Decal giấy thường (Decal giấy in mã vạch)

Giấy thường là loại decal thông dụng nhất trong các loại giấy decal in mã vạch. Thông thường decal giấy thường đươc phân ra làm 2 loại, là decal cảm nhiệt trực tiếp (khi in chỉ cần dùng giấy, không cần dùng mực) và decal truyền nhiệt gián tiếp (yêu cầu lắp giấy và ruy băng mực in mới có thể in được).

a. Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp

Decal cảm nhiệt trực tiếp là loại được xử lý hóa học và làm đen khi đầu in mã vạch áp dụng nhiệt lên bề mặt của nó. Bởi vì sử dụng nhiệt để tạo ra các hình ảnh, các máy in mã vạch sử dụng công nghệ in trực tiếp không cần mực in, film in, hay ribbon in mã vạch. Một trong những lợi ích của công nghệ này là chi phí đầu tư vật tư thấp (do không cần mua mực in mã vạch), giảm thời gian thay băng mực và không lo vấn đề lắp mực sai.

Trong khi có rất nhiều mặt tích cực để sử dụng giấy decal cảm nhiệt trực tiếp, người dùng cần phải nhận thức một số hạn chế. Thứ nhất, dữ liệu in trên nhãn sẽ mờ dần theo thời gian. Bởi vì loại giấy này rất nhạy nhiệt, khi lưu trữ ở nhiệt độ cao hoặc ánh sáng quá mức có thể làm cho toàn bộ giấy trở nên đen hơn. Điều này có thể làm cho các văn bản khó đọc và mã vạch không thể quét được. Vì lý do này, in nhiệt trực tiếp không được khuyến cáo sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, công nghệ in ấn này vẫn cung cấp đủ của một tuổi thọ cho nhiều dự án. Một hạn chế khác với giấy decal cảm nhiệt trực tiếp là chúng chỉ có khả năng in màu đen và trắng. Trong trường hợp người dùng muốn in logo màu hoặc đồ họa, VTN sẽ in sẵn trên tem cho khách hàng, khách chỉ cần in mã vạch và các thông tin chữ đen sau đó.

- Không yêu cầu mực in mã vạch/ Film in mã vạch/ Ruy băng in mã vạch
- Chỉ in màu đen và trắng
- Thông tin trên tem có thể phai nhạt theo thời gian
- Chi phí ít hơn so với sử dụng giấy decal truyền nhiệt gián tiếp và ribbon in mã vạch
- Giảm nhu cầu thay thế vật tư
- Không khuyến cáo dùng cho các ứng dụng lâu dài hay tiếp xúc nhiệt cao
- Thích hợp cho các ứng dụng mã vạch phổ biến như nhãn vận chuyển, biên lai, và ngành thực phẩm

b. Giấy decal truyền nhiệt gián tiếp

Đối với giấy decal truyền nhiệt, khi đầu in mã vạch áp dụng nhiệt lên lớp ribbon mực in nằm trên bề mặt giấy, lớp mực này tan chảy và bám vào bề mặt của nhãn, tạo ra hình ảnh in với độ bền lâu dài.

Bởi vì các yếu tố môi trường sẽ không làm thay đổi chất lượng in, loại công nghệ truyền nhiệt tạo ra một tem nhãn in với chất lượng cực kỳ mạnh mẽ mà có thể chịu được nhiệt độ cao và khả năng kháng hóa chất, dung môi tùy thuộc vào chất lượng của loại ribbon mực in được áp dụng. Decal truyền nhiệt gián tiếp thường được khuyến cáo cho các nhãn mà cần phải kéo dài hơn sáu tháng, hoặc nhiều năm.

Một lợi ích nữa của in chuyển nhiệt là khả năng in màu. Với việc mua một cuộn mực in mã vạch màu, bạn có thể in logo, đồ họa, hoặc văn bản trong các màu sắc của ribbon, tuy nhiên, màu sắc được áp dụng chỉ là một màu theo màu của ribbon.

Một trong số ít những nhược điểm của decal chuyển nhiệt là chúng phải kết hợp với dải ruy băng in mã vạch. Do đó, bên cạnh phải đầu tư chi phí mực in, người dùng ngoài việc thay và lắp giấy còn phải thay thế mực in để tiếp tục in ở chất lượng cao.

- Yêu cầu sử dụng ruy băng mực in mã vạch
- Có thể in màu thông qua các loại ribbon mực in màu
- Sẽ không phai theo thời gian
- Đủ bền để chịu được hóa chất và nhiệt độ khắc nghiệt
- Có thể in các logo và đồ họa màu
- Lý tưởng cho các nhãn nhận dạng sản phẩm, nhãn hàng tồn kho, tài sản và nhãn thẻ treo.

Tùy thuộc vào bề mặt của giấy decal, có thể chia giấy decal truyền nhiệt gián tiếp thành các nhóm sau:

i. Decal mặt bóng

Là loại giấy decal thường, nhìn nghiêng ở góc 45o sẽ thấy bề mặt bóng, khi sờ tay vào thấy rất láng. Đây là loại decal phổ biến nhất trên thị trường vì chi phí thấp và đáp ứng yêu cầu chất lượng trung bình (dùng ngón tay chà không trầy mực, lưu trữ ở nhiệt độ phòng không phai màu theo thời gian) khi sử dụng với mực in mã vạch wax. Tuy nhiên nếu muốn lưu trữ ở môi trường khắc nghiệt hơn (nóng/ lạnh) hoặc yêu cầu độ kháng trầy xước cao hơn (dùng móng tay cạo khó bay mực) thì phải sử dụng với mực in mã vạch wax/resin để có độ bám dính tốt hơn.

ii. Decal mặt trơn

Đây là loại giấy decal đang ngày càng được yêu thích trên thị trường nhờ khả năng bám mực tốt và độ sắc nét của bản in. Nhờ bề mặt trơn mịn (không bóng như decal mặt bóng), loại decal này có khả năng kết nối rất tốt với mực in wax, cho ra bản in với chất lượng không hề thua kém Decal mặt bóng + Mực in wax/resin mà chi phí lại tiết kiệm hơn nhiều. Hơn nữa, khi in trên chất liệu decal mặt trơn, thông tin và hình ảnh in thường sắc nét hơn so với loại mặt bóng, đồng thời yêu cầu nhiệt độ đầu in thấp giúp tăng cường bảo vệ đầu in.

Về mặt giá, giấy decal mặt trơn có giá thành cao hơn decal in mã vạch mặt bóng khoảng 15%.

iii. Decal mặt nhám

Loại decal giấy với bề mặt nhám như giấy Ford hay giấy A4. Decal mặt nhám thường được sử dụng cho máy in laser (bế thành tem nhỏ trên 1 tờ giấy A4 hoặc A5), tuy nhiên nếu khách hàng muốn sử dụng cho máy in mã vạch với dạng cuộn vẫn được. Decal mặt nhám có độ bám dính tốt hơn mặt bóng, giá thành rẻ hơn decal mặt trơn nhưng chất lượng bản in không được đẹp bằng 2 loại trên khi dùng với máy in mã vạch. Do đó ít được ưa chuộng.

2. Decal PVC hay còn gọi là Decal giấy dai

Đối với những ứng dụng yêu cầu các loại decal xé không rách hoặc không thấm nước (hàng nữ trang, ô tô, điện từ, thực phẩm đông lạnh…), loại chất liệu PVC (hay nhựa tổng hợp) sẽ được VTN tư vấn khuyên dùng.

Yêu cầu sử dụng với ribbon in mã vạch wax/resin loại tốt như B110A (Ricoh) hay US150 (Union) hoặc mực in mã vạch resin R300 (DNP); B110CG (Ricoh). Tùy theo yêu cầu chịu nhiệt của tem nhãn mà VTN sẽ tư vấn loại ribbon phù hợp.

3. Decal xi bạc hay Decal nhôm, decal thiếc

Decal được tráng phủ một lớp kim loại mỏng ánh bạc, thường được dùng nhiều trong hàng điện tử như máy in, camera, ô tô…Loại decal này có chất lượng cực bền, kháng nhiệt cao, có thể lưu trữ trong một thời gian dài là nhiều năm.

Đối với decal xi bạc, chỉ có ribbon in mã vạch resin mới tương thích, các loại ribbon khác khi in sẽ không bám được lên bề mặt decal do đó bản in thường mờ hoặc dễ trầy tróc. Mà một khi đã đầu tư decal xi bạc tức là người dùng đã chấp nhận bỏ ra một mức chi phí cao để có được tem nhãn chất lượng nhất, do đó vấn đề in mờ hay tróc mực là không thể chấp nhận.

Ribbon in mã vạch resin là loại ribbon đắt tiền nhất và gây hao mòn đầu in mạnh nhất trong các loại ribbon mực in mã vạch, người dùng nên cân nhất chi phí trước khi đầu tư Decal xi bạc cũng như lựa chọn loại Ribbon resin có thương hiệu để tránh tiết kiệm được chi phí vật tư nhưng phải chi trả khoản thay thế thiết bị đắt giá hơn nhiều.

4. Decal vỡ hay Decal bể

Decal vỡ là loại tem thường được dùng trong tem bảo hành, tem chống hàng giả. Decal vỡ được thiết kế và xử lý đặc biệt đề khi dán vào sản phẩm nếu tháo ra sẽ bể thành từng mảnh nhỏ, do đó không thể có chuyện tráo hàng hay thay tem.

Decal vỡ thường có giá thành đắt gấp nhiều lần so với Decal thường, hơn nữa luôn phải sử dụng loại đế giấy có in black mark để sensor máy in mã vạch có thể đọc được, và công nghệ in black mark sẽ tốn thêm 1 khoản chi phí nữa. Điều này càng đẩy giá thành của Decal vỡ dạng cuộn lên cao.

Tuy nhiên, nhờ bề mặt của decal vỡ thường trơn mịn (giống giấy decal thường mặt trơn), nó chỉ yêu cầu kết hợp với Mực in mã vạch wax để cho ra đời bản in với chất lượng tốt và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng.

Biểu giá chung Gấy in mã vạch tại công ty TNHH TM Đầu tư Phát triển VTN:

Giấy in mã vạch loại thường(110mm x 50 mét)
80.000đ -90.000đ tùy loại
(110mm x 100 mét) 150.000 – 170.000đ tùy loại (110mm x 150 mét) 210.000 – 230.000đ tùy loại
Giấy in mã vạch PVC
(110mm x 50 mét) 150.000đ -165.000đ (110mm x 100 mét)300.000 – 320.000đ
Giấy decal xi bạc
(110mm x 50 mét)320.000 -350.000đ

Để được báo giá các loại giấy in mã vạch, giấy decal in mã vạch tốt nhất, vui lòng liên hệ với công ty VTN qua địa chỉ email:vtn2205@gmail.com hoặc barcodevtn@barcodevtn.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 08. 625 73 590
 

Đối tác

Top