Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Giấy phép đăng ký kinh doanh và 5 điều bạn cần biết

hotrotinviet

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/12/19
Bài viết
253
Thích
0
Điểm
16
#1
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?


Giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy phép kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ bắt buộc phải có để cá nhân hoặc tổ chức có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề kinh doanh nhất định hợp pháp – được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận pháp lý.

Tùy loại hình kinh doanh là doanh nghiệp hay cá thể mà tên gọi giấy phép đăng ký kinh doanh cũng khác nhau tương ứng. Chẳng hạn: Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp – Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh/ Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể…
Hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh gồm những gì?


Tùy vào từng loại giấy phép vừa nêu trên đây sẽ quy định chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép tương ứng phù hợp. Cụ thể:

Hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp


*Đối với doanh nghiệp tư nhân:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Bản sao hợp lệ 1 trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như: CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu nước ngoài (nếu là người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài.

*Đối với Công ty TNHH MTV:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức)
+ Một số giấy tờ hợp lệ khác theo quy định về đăng ký doanh nghiệp

*Đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty hợp doanh:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách các thành viên (nếu là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty hợp doanh)
+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (nếu là Công ty cổ phẩn)
+ Một số giấy tờ hợp lệ khác theo quy định về đăng ký doanh nghiệp



Hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu)
+ Tờ đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo mẫu) nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện
+ Bản sao có công chứng của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh
+ Bản sao có công chứng CMND người thành lập hộ kinh doanh
+ Biển bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu là một nhóm người cùng thành lập hộ kinh doanh)
+ Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có công chứng nếu thuê địa điểm kinh doanh

Điều kiện để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?


Cá nhân hay tổ chức chỉ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tương ứng khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
+ Tên doanh nghiệp hoặc tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định



Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ở đâu?

+ Nếu là đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thì nộp hồ sơ xin cấp phép tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh
+ Nếu là đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ xin cấp phép tại Phòng tài chính - kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc (đối với doanh nghiệp) hoặc 5 ngày làm việc (đối với hộ kinh doanh), Phòng đăng ký kinh doanh hoặc Phòng tài chính - kế hoạch sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanhNhững công việc cần làm sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh


Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, để doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể đi vào hoạt động kinh doanh hợp pháp, cần tiến hành:

+ Khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên Sở Kế hoạch và Đầu tư (có đóng phí) nếu là doanh nghiệp
+ Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
+ Nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN/ TNDN
+ Hoàn tất một số công việc khác theo quy định của pháp luật hiện hành.


Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về giấy phép đăng ký kinh doanh và những vấn đề liên quan mà cá nhân hay tổ chức có ý định kinh doanh cần nắm rõ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp; tránh trường hợp xảy ra những phát sinh không đáng có trong quá trình kinh doanh khi bị kiểm tra hay thực hiện các thủ tục pháp lý trong thời gian kinh doanh.
 

Đối tác

Top