Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Giới thiệu sách – hướng dẫn chi tiết cách viết

thanhtruchn

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/4/19
Bài viết
485
Thích
0
Điểm
16
#1
Giới thiệu sách – hướng dẫn chi tiết cách viết
Một bài giới thiệu sách tốt truyền tải đầy đủ thông điệp của tác giả, khuyến khích mọi người yêu thích, tìm mua/mượn và đọc sách.

(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 6, học thêm toán 7 tại Hà Nội)

1. Bước 1: Chuẩn bị viết bài giới thiệu sách
Để chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động viết bài giới thiệu sách, các em cần phải hiểu rõ được những điều dưới đây:

  • Mục đích bài giới thiệu sách
Các bài viết giới thiệu sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách. Khi viết, các em nêu rõ ý tưởng, thông điệp, mục đích của tác giả. Ngoài ra, cần trích dẫn những đoạn văn nổi bật (có trong sách).

  • Đối tượng mà các em muốn hướng tới
Xác định đối tượng mà mình muốn giới thiệu sách đóng vai trò rất quan trọng. Nó tác động tới cách thức triển khai nội dung, lối hành văn, giọng văn, cách thức sử dụng ngôn từ… trong bài giới thiệu sách.

Một số đặc điểm cần chú ý về đối tượng mà các em phải nắm rõ:

> Tuổi (mầm non, tiểu học,…)

> Giới tính (nam, nữ hay cả hai)

> Ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài)

> Địa bàn sinh sống (thành phố, nông thôn; vùng đồng bằng, vùng núi…)…

  • Thông tin xác thực về cuốn sách được giới thiệu
+ Tác giả: tên, tuổi, quốc tịch, các mốc thời gian chính trong cuộc đời/sự nghiệp; các công việc khác,…

+ Yêu cầu của thể loại: Các em phải hiểu được đặc điểm, chức năng, hình thức nghệ thuật của thể loại mình đang viết bài. Không có những hiểu biết chung này, các em khó đưa ra nhận xét hay, tinh tế và chính xác về cuốn sách.



(Ảnh: The Spruce)

  • Đọc lại tác phẩm và lập dàn ý cho những thông tin chính sau:
Mô tả cuốn sách: Cung cấp một bản mô tả đầy đủ để người đọc có thể hiểu được các suy nghĩ/ý đồ của tác giả. Bản mô tả này không phải là một bản tóm tắt lại nội dung mà nó có thể là các nhận xét về tác phẩm của các em.

Thảo luận về tác giả: Thông tin về tiểu sử tác giả phải phù hợp với chủ đề của bài giới thiệu. Nó cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của người đọc về tác phẩm được thảo luận.

Đánh giá về cuốn sách:

> Nêu rõ sự hiểu biết của các em đối với mục đích của tác giả

> Viết cảm nhận của các em đối với mục đích của tác giả

> Cung cấp dẫn chứng cho những nhận xét của mình về tác phẩm

Trong khi đọc lại tác phẩm, các em nên:

> Đánh dấu các đoạn mà các em sẽ sử dụng để trích dẫn trong bài viết của mình.

> Ghi chú lại cẩn thận các cảm tưởng/cảm nhận của em khi đọc sách.

> Tự tạo cho mình có một khoảng thời gian nhất đ���nh để hấp thụ được những gì đã đọc. Nhờ đó, có thể viết ra cảm nhận, quan điểm của mình một cách rõ ràng.

2. Bước 2: Viết bài giới thiệu sách
Một bài giới thiệu sách thường bao gồm có 3 phần. Các em có thể tham khảo cách triển khai nội dung theo dàn ý dưới đây:

2.1. Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU bài giới thiệu sách
Nêu được vị trí, ý nghĩa của vấn đề chính được trình bày trong sách

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì không thể nào quên được tình yêu dành cho Hà Nội – một tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô yêu dấu.

Nêu một số thông tin chính về cuốn sách: Tên sách; Tên tác giả; Nhà xuất bản; Năm xuất bản; Lần xuất bản; Số trang…

“Hà Nội băm sáu phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, do Nhà xuất bản Văn học phát hành.

Nêu tiểu sử, sự nghiệp của tác giả: Tên, năm sinh, quê quán, sự nghiệp…

Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.



(Ảnh: Nhà sách Minh Thắng)



Nhà văn Thạch Lam hồi trẻ (Ảnh: Tạp chí Sông Hương)



2.2. Phần 2: PHẦN NỘI DUNG bài giới thiệu sách
Đây là phần chính của bài giới thiệu. Yêu cầu chung của phần này là phải:

  • Khái quát, tóm tắt được nội dung chủ đề tác phẩm
  • Nêu được các giá trị về nội dung của tác phẩm đối với xã hội và bạn đọc.
2.2.1 Về nội dung
Có thể nêu bố cục nội dung của cuốn sách, đi từ chương tới các phần. Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu chung, mỗi loại sách lại có yêu cầu riêng. Cụ thể:

+ Đối với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí:

  • Cần tóm tắt cốt truyện (không phải kể lại)
  • Nêu đề tài, chủ đề tư tưởng, lý tưởng, thẩm mĩ (phê phán hoặc ca ngợi, xây dựng cái gì…).
  • Phân tích giá trị của nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Đối với sách chính trị – xã hội:

  • Khái quát được những quan điểm cơ bản được trình bày trong sách
  • Nêu được những quan điểm về chính trị, các trường phái triết học…
  • Sự đúng đắn và cần thiết của những quan điểm, vấn đề trong xã hội đối với bạn đọc.
+ Đối với những sách lịch sử:

  • Nêu rõ thời gian mà tác phẩm đề cập đến cùng đặc điểm của giai đoạn lịch sử đó.
  • Đối với sách mang dấu ấn địa lý, cần nêu rõ khu vực mà tài liệu đó đề cập tới.
+ Đối với sách kĩ thuật:

  • Cần nêu được vấn đề kĩ thuật và đặt ra biện pháp giải quyết của tác giả.
  • Các em có thể liên hệ với thực tiễn, nêu lên giá trị ứng dụng của vấn đề đó trong thực tiễn sản xuất, trong phát triển kinh tế và đời sống, nêu rõ đối tượng của sách.
+ Đối với những sách tái bản: Cần nêu được những thay đổi bổ sung chỉnh lí so với lần xuất bản trước.

Ví dụ về phần giới thiệu nội dung tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam
Lưu ý:

Đây là cách giới thiệu nội dung đối với tác phẩm truyện ký. Các em đi từ khái quát toàn bộ nội dung tác phẩm, nhấn mạnh nội dung quan trọng, hấp dẫn. Khéo léo lồng ghép câu văn thể hiện cảm xúc, tình cảm của bản thân. Mục đích để thu hút người đọc, thôi thúc họ tìm ngay đến với tác phẩm.

2.2.2. Giới thiệu nghệ thuật, phương pháp luận của tác phẩm
Mỗi loại sách có những yêu cầu giới thiệu về nghệ thuật khác nhau. Đối với sách văn học yêu cầu cao hơn so với sách chính trị xã hội hoặc kĩ thuật.

Yêu cầu chung: Nêu được những thủ pháp nghệ thuật, phương pháp luận nghiên cứu tác phẩm của tác giả.
Yêu cầu cụ thể:

+ Đối với sách văn học nghệ thuật: Nêu đóng góp về nghệ thuật của tác phẩm đối với nền văn học và lí luận phê bình văn học.

+ Đối với truyện, kí và tiểu thuyết:

  • Phân tích kết cấu cốt truyện, tính cách nhân vật điển hình…
  • Làm rõ tác dụng của nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung chủ đề tư tưởng.
+ Đối với tác phẩm thơ ca: Phân tích cách sử dụng hình ảnh, tứ thơ, thể thơ, bố cục, thể hiện tình cảm chủ đạo của tập thơ.

+ Đối với sách khoa học chính trị-xã hội:

  • Nêu được phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng như: Đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, chọn mẫu…
  • Tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung?
  • Nêu bố cục chặt chẽ, từ ngữ chính xác, cách viết dễ hiểu phù hợp với đối tượng người đọc…
Đôi khi không thể tách bạch rõ ràng phần giới thiệu nội dung – nghệ thuật, đặc biệt với tác phẩm văn học. Có thể đan xen hai phần này một cách mềm mại, làm cho bài giới thiệu sách hấp dẫn.

Ví dụ về phần giới thiệu nghệ thuật của tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam
Bài giới thiệu nên làm rõ được những nét đặc sắc nhất trong phong cách văn chương, cách sử dụng ngôn từ, cách hành văn của tác giả.

Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt, khoa trương, mà nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương.
2.3. Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN bài giới thiệu sách
+ Khẳng định lại các giá trị của tác phẩm; nhấn mạnh các giá trị của nó đối với xã hội đương đại

Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần gìn giữ văn hóa, cội nguồn dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn.

+ Khuyến khích người đọc nên tìm mượn, mua và đọc sách.

“Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này để tự mình thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp của Hà Nội.
 

Đối tác

Top