Hỗn hợp bê tông xi măng hiện đang được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng hiện nay bởi kết cấu vững chắc, chất lượng cao, dễ tạo hình nhờ các khuôn đúc và tính thẩm mỹ cao. Nhưng việc trộn bê tông bằng tay sẽ không đáp ứng được cho các công trình, đặc biệt là những công trình lớn, cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, máy trộn bê tông ra đời để giải quyết cũng như đáp ứng các nhu cầu sử dụng bê tông xi năm trong xây dựng. Trong bài viết này, Hạnh Cường sẽ giới thiệu tới các bạn về khái niệm và cấu tạo của máy trộn bê tông cưỡng bức để các bạn tham khảo
1. Khái niệm
Máy trộn bê tông cưỡng bức là máy trộn chuyên dùng để sản xuất hỗn hợp bê tông bằng trục quay gắn những cánh trộn với chuyển động quay tròn để quấy đều hỗn hợp bê tông. Máy trộn bê tông cưỡng bức là thiết bị phổ biến dùng trong xây dựng các công trình lớn, đảm bảo chất lượng thi công công trình, giảm sức lao động của con người hiệu quả. Máy trộn bê tông cưỡng bức được dùng để trộn các loại bê tông khô, mác cao, bê tông cốt liệu nhẹ.
2. Cấu tạo và phân loại của máy trộn bê tông cưỡng bức
Cấu tạo chính của máy trộn bê tông cưỡng bức gồm các thành phần chính sau:
Thùng trộn.
Bộ phận công tác và hệ thống dẫn động.
Thiết bị nạp và đổ bê tông.
Thiết bị định lượng và an toàn khác…
Phân loại
Dựa theo chu kì hoạt động mà máy trộn bê tông cưỡng bức được chia thành:
Máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kì:
+ Ứng dụng: Sử dụng trong các xưởng bê tông đúc sẵn, dùng trong các trạm trộn bê tông thương phẩm.
+ Dung tích lượng bê tông đạt các mức: 65, 165, 330, 500, 800, 1000, 2000 và 3000 L.
+ Nguyên lý hoạt động:
Hệ dẫn động của máy trộn xi măng sẽ hoạt động qua động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc, qua khớp nối làm quay bộ phận rôto. Trên rôtô có lắp sẵn các tay và cánh trộn, có bộ phận an toàn để tránh nguyên liệu bị kẹt khi trộn. Vật liệu sẽ được nạp qua ống nạp nằm ở vị trí nắp thùng trộn, xả bê tông qua cửa đáy ở thùng trộn. Các nguyên liệu, chất tải vào trong thùng trộn chỉ thức hiện khi roto đang hoạt động. Các tỉ lệ của cốt liệu + xi măng trộn được xác định kỹ càng trước khi cho vào máy trộn.
Máy trộn bê tông cưỡng bức hoạt động liên tục:
+ Nguyên lí hoạt động:
Thùng trộn nằm ngang và có hình long máng. Bộ phận công tác gồm hai trục có gắn cánh. Phần cuối cánh trộn có lắp các cánh có thể thay thế được. Các cánh trộn được đặt lệch so với trục trộn một góc 45 độ. Các cánh trộn lại được kẹp chặt bằng các ống. Các trục được quay trong các ổ đỡ chặn. Nhờ có bộ truyền bánh răng, các trục quay đồng bộ ngược chiều nhau. Vật liệu đưa liên tục vào cửa được các cánh trộn và đẩy dọc thùng trộn đến cửa xả. Các cánh trộn được bố trí sao cho các dòng vật liệu được nhào trộn mạnh theo phương ngang, còn theo chiều dọc trục lại di chuyển tương đối chậm, nhờ vậy vật liệu được nhào trộn tương đối đều.
Ưu nhược điểm của máy trộn bê tông cưỡng bức
Ưu:
Đạt mức năng suất cao.
Có chất lượng bê tông đồng đều ở thành phẩm cuối cùng.
Nhược:
Máy trộn bê tông cưỡng bức có cấu tạo phức tạp.
Tiêu hao mức năng lượng điện khá lớn
1. Khái niệm
Máy trộn bê tông cưỡng bức là máy trộn chuyên dùng để sản xuất hỗn hợp bê tông bằng trục quay gắn những cánh trộn với chuyển động quay tròn để quấy đều hỗn hợp bê tông. Máy trộn bê tông cưỡng bức là thiết bị phổ biến dùng trong xây dựng các công trình lớn, đảm bảo chất lượng thi công công trình, giảm sức lao động của con người hiệu quả. Máy trộn bê tông cưỡng bức được dùng để trộn các loại bê tông khô, mác cao, bê tông cốt liệu nhẹ.
2. Cấu tạo và phân loại của máy trộn bê tông cưỡng bức
Cấu tạo chính của máy trộn bê tông cưỡng bức gồm các thành phần chính sau:
Thùng trộn.
Bộ phận công tác và hệ thống dẫn động.
Thiết bị nạp và đổ bê tông.
Thiết bị định lượng và an toàn khác…
Phân loại
Dựa theo chu kì hoạt động mà máy trộn bê tông cưỡng bức được chia thành:
Máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kì:
+ Ứng dụng: Sử dụng trong các xưởng bê tông đúc sẵn, dùng trong các trạm trộn bê tông thương phẩm.
+ Dung tích lượng bê tông đạt các mức: 65, 165, 330, 500, 800, 1000, 2000 và 3000 L.
+ Nguyên lý hoạt động:
Hệ dẫn động của máy trộn xi măng sẽ hoạt động qua động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc, qua khớp nối làm quay bộ phận rôto. Trên rôtô có lắp sẵn các tay và cánh trộn, có bộ phận an toàn để tránh nguyên liệu bị kẹt khi trộn. Vật liệu sẽ được nạp qua ống nạp nằm ở vị trí nắp thùng trộn, xả bê tông qua cửa đáy ở thùng trộn. Các nguyên liệu, chất tải vào trong thùng trộn chỉ thức hiện khi roto đang hoạt động. Các tỉ lệ của cốt liệu + xi măng trộn được xác định kỹ càng trước khi cho vào máy trộn.
Máy trộn bê tông cưỡng bức hoạt động liên tục:
+ Nguyên lí hoạt động:
Thùng trộn nằm ngang và có hình long máng. Bộ phận công tác gồm hai trục có gắn cánh. Phần cuối cánh trộn có lắp các cánh có thể thay thế được. Các cánh trộn được đặt lệch so với trục trộn một góc 45 độ. Các cánh trộn lại được kẹp chặt bằng các ống. Các trục được quay trong các ổ đỡ chặn. Nhờ có bộ truyền bánh răng, các trục quay đồng bộ ngược chiều nhau. Vật liệu đưa liên tục vào cửa được các cánh trộn và đẩy dọc thùng trộn đến cửa xả. Các cánh trộn được bố trí sao cho các dòng vật liệu được nhào trộn mạnh theo phương ngang, còn theo chiều dọc trục lại di chuyển tương đối chậm, nhờ vậy vật liệu được nhào trộn tương đối đều.
Ưu nhược điểm của máy trộn bê tông cưỡng bức
Ưu:
Đạt mức năng suất cao.
Có chất lượng bê tông đồng đều ở thành phẩm cuối cùng.
Nhược:
Máy trộn bê tông cưỡng bức có cấu tạo phức tạp.
Tiêu hao mức năng lượng điện khá lớn