- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Giúp con cải thiện kỹ năng đọc hiểu sách phi hư cấu
Hướng dẫn cụ thể sau khi làm mẫu cho con là phương pháp hữu ích nhất để dạy trẻ bất cứ kỹ năng đọc hiểu nào. Lưu ý chia nhỏ cuốn sách phi hư cấu thành các phần ngắn cho tới khi thành thạo.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
1 Học các đặc điểm của sách phi hư cấu
Đây là việc đầu tiên bạn nên làm. Phần lớn sách phi hư cấu có các đặc điểm liên quan tới cách thức sắp xếp, tổ chức. Giúp trẻ làm quen với các đặc tính văn bản – text feature – này. Dạy con tìm kiếm và sử dụng mục lục, tiêu đề chính, tiêu đề phụ, từ khoá, chú thích, bảng chỉ mục.
Nhưng đặc tính văn bản không phải là tất cả những gì chỉ riêng sách phi hư cấu có. Nhiều văn bản phi hư cấu được sắp xếp theo một cấu trúc văn bản – text structure – nhất định. Đó là: giải thích – làm rõ; mô tả; xâu chuỗi, so sánh – tương phản; vấn đề – giải quyết vấn đề; nguyên nhân – kết quả. Biết nhiều hơn về các cấu trúc văn bản cung cấp cho trẻ kiến thức nền tảng về những điều trẻ mong đợi sẽ đọc. Và nhờ đó, khả năng đọc hiểu tốt hơn.
2 Xác định mức độ quan trọng: Ý chính và Chi tiết hay
Sau khi học về đặc tính và cấu trúc văn bản, hướng dẫn trẻ cách xác định tầm quan trọng trong văn bản. Nhìn chung, đây là phần khó nhất khi đọc sách phi hư cấu. Nhưng một khi đã biết, trẻ sẽ tóm tắt nội dung thành thạo hơn nhiều.
Có thể bắt đầu bằng cách dạy trẻ đưa ra dự đoán.
Thực hành dự đoán về ý chính trong văn bản bằng cách dựa trên tiêu đề chính và phụ. Sau đó, đọc để xác nhận/thay đổi dự đoán.
Trong quá trình đọc, dạy trẻ cách tìm ý chính trong một phần ngắn của văn bản.
Một lần nữa, hãy sử dụng các dấu hiệu từ văn bản – tiêu đề chính/phụ cũng như đoạn mở đầu/kết thúc.
Tuy nhiên, sách phi hư cấu có thể cung cấp vô số thông tin vô cùng hấp dẫn. Và đây là điểm gây nhiều khó khăn cho trẻ khi tiếp nhận văn bản. Bạn cần dạy con phân biệt rõ ràng thông tin quan trọng và thông tin thú vị. Dùng các đặc tính văn bản như phần chú thích để tìm thông tin thú vị. Và hãy thực hành thật nhiều.
3 Đặt câu hỏi
Giống với sách hư cấu, người đọc giỏi đặt câu hỏi về những gì mình đang đọc.
Đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc giúp việc đọc trở nên có mục đích. Trước hết, xem qua văn bản. Đặt câu hỏi về chủ đề. Khi đọc, giúp trẻ trả lời những câu hỏi trước đó và đặt thêm nhiều câu hỏi khác. Ví dụ: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đâu là mục đích của tác giả? Sử dụng giấy nhắn để theo dõi các câu hỏi và có thể, cả những câu trả lời.
Do đặt câu hỏi là một phương pháp đọc hiểu giá trị, bạn cần dạy trẻ cách đặt câu hỏi tốt.
Một gợi ý nhỏ là sử dụng mô hình Mối quan hệ Câu hỏi – Câu trả lời (QAR). Bắt đầu bằng cách dạy trẻ đặt câu hỏi có thể nhanh chóng tìm thấy câu trả lời trong văn bản. Loại câu hỏi này là thứ bạn đọc được trực tiếp từ sách. Ví dụ: “Giống chó phổ biến nhất trong các gia đình là gì?”. Tiếp đến là những câu hỏi đòi hỏi tư duy sâu sắc hơn. Đó là “Suy nghĩ và Tìm kiếm” (Think and Search); “Tác giả và tôi” (Author and Me); “Với riêng tôi” (On My Own). Những câu hỏi này đòi hỏi sự suy luận, tổng hợp và áp dụng vào thực tế để tìm ra đáp án.
4 Sử dụng hình ảnh hoá để sắp xếp thông tin
Sẽ rất có ích khi đọc hiểu sách phi hư cấu bằng các công cụ sắp xếp, tổ chức thông tin. Đó là:
1. Graphic Organzier hay Bản đồ Tư duy:
Dạng đơn giản nhất có thể là 2 cột trong đó liệt kê ý chính, ý bổ sung. Hoặc phức tạp hơn như so sánh và tìm điểm tương phản của thông tin.
2. KWL (Know, Want to Know, Learned – Biết, Đã biết, Học được gì):
Dạng Graphic Organizer đơn giản này được sử dụng rất nhiều ở đầu cấp Tiểu học. Tác dụng là kích hoạt kiến thức nền, sự tò mò và phản tư của trẻ.
3. Ghi chú tương tác:
Ngoài việc ghi chép lại một số ý quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa… từ cuốn sách phi hư cấu đang đọc, trẻ có thể tiến thêm một bước. Đó là tương tác với những thông tin này, thông qua sử dụng hình ảnh hoá để tổng kết kiến thức, trình bày cảm xúc, nhận xét của mình…
Theo Read Brightly
Hướng dẫn cụ thể sau khi làm mẫu cho con là phương pháp hữu ích nhất để dạy trẻ bất cứ kỹ năng đọc hiểu nào. Lưu ý chia nhỏ cuốn sách phi hư cấu thành các phần ngắn cho tới khi thành thạo.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
1 Học các đặc điểm của sách phi hư cấu
Đây là việc đầu tiên bạn nên làm. Phần lớn sách phi hư cấu có các đặc điểm liên quan tới cách thức sắp xếp, tổ chức. Giúp trẻ làm quen với các đặc tính văn bản – text feature – này. Dạy con tìm kiếm và sử dụng mục lục, tiêu đề chính, tiêu đề phụ, từ khoá, chú thích, bảng chỉ mục.
Nhưng đặc tính văn bản không phải là tất cả những gì chỉ riêng sách phi hư cấu có. Nhiều văn bản phi hư cấu được sắp xếp theo một cấu trúc văn bản – text structure – nhất định. Đó là: giải thích – làm rõ; mô tả; xâu chuỗi, so sánh – tương phản; vấn đề – giải quyết vấn đề; nguyên nhân – kết quả. Biết nhiều hơn về các cấu trúc văn bản cung cấp cho trẻ kiến thức nền tảng về những điều trẻ mong đợi sẽ đọc. Và nhờ đó, khả năng đọc hiểu tốt hơn.
2 Xác định mức độ quan trọng: Ý chính và Chi tiết hay
Sau khi học về đặc tính và cấu trúc văn bản, hướng dẫn trẻ cách xác định tầm quan trọng trong văn bản. Nhìn chung, đây là phần khó nhất khi đọc sách phi hư cấu. Nhưng một khi đã biết, trẻ sẽ tóm tắt nội dung thành thạo hơn nhiều.
Có thể bắt đầu bằng cách dạy trẻ đưa ra dự đoán.
Thực hành dự đoán về ý chính trong văn bản bằng cách dựa trên tiêu đề chính và phụ. Sau đó, đọc để xác nhận/thay đổi dự đoán.
Trong quá trình đọc, dạy trẻ cách tìm ý chính trong một phần ngắn của văn bản.
Một lần nữa, hãy sử dụng các dấu hiệu từ văn bản – tiêu đề chính/phụ cũng như đoạn mở đầu/kết thúc.
Tuy nhiên, sách phi hư cấu có thể cung cấp vô số thông tin vô cùng hấp dẫn. Và đây là điểm gây nhiều khó khăn cho trẻ khi tiếp nhận văn bản. Bạn cần dạy con phân biệt rõ ràng thông tin quan trọng và thông tin thú vị. Dùng các đặc tính văn bản như phần chú thích để tìm thông tin thú vị. Và hãy thực hành thật nhiều.
3 Đặt câu hỏi
Giống với sách hư cấu, người đọc giỏi đặt câu hỏi về những gì mình đang đọc.
Đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc giúp việc đọc trở nên có mục đích. Trước hết, xem qua văn bản. Đặt câu hỏi về chủ đề. Khi đọc, giúp trẻ trả lời những câu hỏi trước đó và đặt thêm nhiều câu hỏi khác. Ví dụ: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đâu là mục đích của tác giả? Sử dụng giấy nhắn để theo dõi các câu hỏi và có thể, cả những câu trả lời.
Do đặt câu hỏi là một phương pháp đọc hiểu giá trị, bạn cần dạy trẻ cách đặt câu hỏi tốt.
Một gợi ý nhỏ là sử dụng mô hình Mối quan hệ Câu hỏi – Câu trả lời (QAR). Bắt đầu bằng cách dạy trẻ đặt câu hỏi có thể nhanh chóng tìm thấy câu trả lời trong văn bản. Loại câu hỏi này là thứ bạn đọc được trực tiếp từ sách. Ví dụ: “Giống chó phổ biến nhất trong các gia đình là gì?”. Tiếp đến là những câu hỏi đòi hỏi tư duy sâu sắc hơn. Đó là “Suy nghĩ và Tìm kiếm” (Think and Search); “Tác giả và tôi” (Author and Me); “Với riêng tôi” (On My Own). Những câu hỏi này đòi hỏi sự suy luận, tổng hợp và áp dụng vào thực tế để tìm ra đáp án.
4 Sử dụng hình ảnh hoá để sắp xếp thông tin
Sẽ rất có ích khi đọc hiểu sách phi hư cấu bằng các công cụ sắp xếp, tổ chức thông tin. Đó là:
1. Graphic Organzier hay Bản đồ Tư duy:
Dạng đơn giản nhất có thể là 2 cột trong đó liệt kê ý chính, ý bổ sung. Hoặc phức tạp hơn như so sánh và tìm điểm tương phản của thông tin.
2. KWL (Know, Want to Know, Learned – Biết, Đã biết, Học được gì):
Dạng Graphic Organizer đơn giản này được sử dụng rất nhiều ở đầu cấp Tiểu học. Tác dụng là kích hoạt kiến thức nền, sự tò mò và phản tư của trẻ.
3. Ghi chú tương tác:
Ngoài việc ghi chép lại một số ý quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa… từ cuốn sách phi hư cấu đang đọc, trẻ có thể tiến thêm một bước. Đó là tương tác với những thông tin này, thông qua sử dụng hình ảnh hoá để tổng kết kiến thức, trình bày cảm xúc, nhận xét của mình…
Theo Read Brightly