Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội Hiện tượng đau quặn bụng đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

thaovnhd

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/7/21
Bài viết
20
Thích
0
Điểm
1
#1
Hiện tượng đau quặn bụng đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc thậm chí là thâm đen liên quan đến nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân đau quặn bụng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu có thể do táo bón tự khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu có biểu hiện đau quặn bụng đi ngoài ra máu cũng có thể do một vài bệnh lý khác như:
- Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi đi ngoài, đây là căn bệnh phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường là do rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, táo bón quá lâu, stress, tiêu chảy mãn tính, ăn ít chất xơ hoặc phụ nữ có thai,...
- Viêm đại tràng

Đường cuối ống tiêu hóa được gọi là đại tràng, trong đó phần cuối của đại tràng gần hậu môn nhất là trực tràng. Vết loét nặng trong niêm mạc đại tràng là căn bệnh phổ biến nhưng cần hết sức cảnh giác vì bệnh rất khó để điều trị và dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm đại tràng gây đau hạ vị, đi cầu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi đều bị chảy máu tươi, chảy nhiều, phân dính máu và có cả dịch nhầy.
Để điều trị viêm đại tràng cần người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh uống, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Rò ống tiêu hóa
Giữa hậu môn hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể bị rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu cá.
- Nứt hậu môn
Đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện do nứt các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột bị kết rách gây chảy máu.
Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần ăn nhiều chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Nếu bệnh nặng có thể cần nhờ đến phương pháp phẫu thuật.
- Viêm túi thừa
Túi thừa là một dạng túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết, có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, gọi là đại tràng Sigma.
Túi thừa thường gặp nhiều ở người có thói quen ít ăn rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ. Khi túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu cá. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Viêm túi thừa nặng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
- Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng rất khó phát hiện bệnh vì các khối u, khối thịt nằm bên trong đại tràng và trực tràng. Nếu khối Polyp mọc ở vị trí gần ống hậu môn và có kích thước dài thì chúng có thể sa hẳn ra ngoài lỗ hậu môn.
Hiện tượng đi cầu ra máu tươi là cách nhận diện bệnh duy nhất, nó xảy ra mọi lúc ngay cả khi bệnh nhân không bị táo bón. Mỗi đợt chảy máu thường là số lượng nhiều, dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu máu trầm trọng.
Làm gì để hạn chế hiện tượng đi cầu ra máu
Tình trạng đi cầu ra máu tươi là hiện tượng rất hay gặp, tùy theo mức độ bệnh mà lượng máu sẽ khác nhau. Để tránh nguy hiểm gặp phải, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay, cần nội soi ống tiêu hóa để xác định kịp thời nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Để hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu tươi, người bệnh cần:
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm niêm mạc hậu môn trực tràng.
  • Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng
  • Ăn thức ăn làm mềm phân như rau xanh, dưa chuột, đu đủ, chuối tiêu,...
  • Không dùng thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây đi ngoài tiêu chảy.
  • Uống nhiều nước (mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước)
  • Giữ tâm trạng thoải mái và tránh tâm lý căng thẳng
Trên đây là những vấn đề về sức khỏe có thể bị ảnh hưởng khi người bệnh bị đau quặn bụng đi ngoài ra máu. Đây là biểu hiện tương đối nghiêm trọng, do đó cần kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.
 

Đối tác

Top