Táo bón là tình trạng khá phổ biến không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng thường xuyên gặp phải. Ở trẻ, thời kỳ gặp phải vấn đề này nhiều nhất ở trẻ 6 tháng tuổi. Đây là thời gian các bé bắt đầu ăn dặm.
Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu xảy ra trong thời gian dài và không có biện pháp xử trí đúng cách, kịp thời. Vậy táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là gì?
Táo bón là tình trạng phân quá ít, rắn và khô khi đi đại tiện, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, mỗi lần đi ngoài trẻ phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, thậm chí la hét, khóc lóc vì đau rát. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện bụng căng trướng, sờ cứng do các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài.
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón?
Nguyên nhân thực thể: Là do các bệnh bẩm sinh như: cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Với các trường hợp táo bón do nguyên nhân này, cần được dùng thuốc đặc trị, thậm chí cần có sự can thiệp của y tế.
Nguyên nhân chức năng:
Mách mẹ bí quyết xóa sạch dấu vết táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi bằng các tips chữa táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi sau:
Để chấm dứt hoàn toàn táo bón trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần tìm rõ nguyên nhân trước tiên. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp mẹ chấm dứt cảnh táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi:
Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu xảy ra trong thời gian dài và không có biện pháp xử trí đúng cách, kịp thời. Vậy táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là gì?
Táo bón là tình trạng phân quá ít, rắn và khô khi đi đại tiện, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, mỗi lần đi ngoài trẻ phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, thậm chí la hét, khóc lóc vì đau rát. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện bụng căng trướng, sờ cứng do các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài.
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón?
Nguyên nhân thực thể: Là do các bệnh bẩm sinh như: cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Với các trường hợp táo bón do nguyên nhân này, cần được dùng thuốc đặc trị, thậm chí cần có sự can thiệp của y tế.
Nguyên nhân chức năng:
- Chế độ ăn không hợp lý: Việc ăn dặm đặc, uống ít sữa sẽ khiến trẻ bị mất nguồn nước cung cấp và dẫn đến táo bón.
- Trẻ uống sữa công thức: Pha sữa không đúng cách, thay đổi công thức sữa không đúng trên bao bì hướng dẫn cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trrer nhỏ
- Uống ít nước: Lượng nước không được cung cấp đủ cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ đồ ăn thức uống, thậm chí là phân, điều đó vô tình khiến phân trở nên rắn và khô.
- Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ từ những loại rau, củ, quả giúp làm tăng thể tích cho phân, làm phân mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn. Chế độ ăn thiếu chất xơ dễ khiến trẻ mắc táo bón.
- Đặc biệt ở độ tuổi này trẻ ăn dặm là hiện tượng khá phổ biến khi mẹ bắt đầu cho con tập ăn dặm. Nhiều trường hợp, trẻ chưa sẵn sàng nhưng mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hay ăn quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải và dẫn đến táo bón.
Mách mẹ bí quyết xóa sạch dấu vết táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi bằng các tips chữa táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi sau:
Để chấm dứt hoàn toàn táo bón trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần tìm rõ nguyên nhân trước tiên. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp mẹ chấm dứt cảnh táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi:
- Cho trẻ uống đủ nước: Đối với trẻ bị táo bón mẹ càng cần chú ý cho uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tăng cường chất xơ vào chế độ ăn uống của trẻ. Tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung thêm vitamin như sữa chua, khoai lang,...
- Pha sữa theo đúng công thức: Mẹ cần chú ý công thức pha sữa theo hướng dẫn trên bao bì, pha đúng công thức, cần đảm bảo tiêu chí vệ sinh sạch, dùng nước mới và đun sôi nước lọc. Không tự ý tăng hoặc giảm lượng sữa.
- Mát xa bụng cho trẻ: Sau khi tắm sạch cho trẻ hoặc trước khi đi ngủ, mẹ nên cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa theo chiều ngược lại, và mát xa trong khoảng 10 - 15 phút.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm: Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm sạch. Mẹ bế bé và nhẹ nhàng ngân hậu môn của con vào trong nước ấm, dùng tay nhẹ nhàng xoa hậu môn và vùng bụng cho bé 5-10 phút. Mẹ kiên trì thực hiện hàng ngày vào buổi sáng và tối.