Nguồn vốn kinh doanh là điều kiện quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Dựa vào vai trò và đặc điểm tuần hoàn khi tham gia vào quá trình kinh doanh, nguồn vốn này được chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.
1. Tìm hiểu về bộ phận vốn cố định trong nguồn vốn kinh doanh
Vốn cố định là một bộ phận trong nguồn vốn kinh doanh được ứng ra để hình thành nên tài sản cố định cho doanh nghiệp. Nó được tham gia vào chu kỳ sản xuất bởi có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất.
Trong kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển dần từng phần. Khi đó, tính năng, công suất và của tài sản cố định bị giảm dần do hao mòn. Lúc này, vốn cố định được tách thành hai phần gồm:
- Một phần tương ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm bằng hình thức khấu hao. Nó được tích lũy thành quỹ khấu hao sau khi hàng hóa được tiêu thụ và được dùng để tái sản xuất tài sản cố định.
- Một phần còn lại được giữ trong hình thái của tài sản cố định. Bộ phận này không ngừng giảm đi vốn cố định. Nó hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết hạn sử dụng và khi giá trị thực tế ban đầu được thu hồi toàn bộ.
Trong nguồn vốn kinh doanh, vốn lưu động là bộ phận được ứng ra để mua sắm tài sản lưu động và tài sản lưu thông. Nhằm mục đích phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục.
Bộ phận vốn này được biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản ở khâu dự trữ sản xuất: nguyên vật liệu chính và phụ, nhiên liệu, công cụ,...
- Tài sản ở khâu sản xuất: sản phẩm đang được chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ,...
Không giống như tài sản cố định, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm. Vì thế, giá trị của nó cũng được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ quyết định việc quản lý và thu hồi vốn lưu động.
Vòng tuần hoàn của vốn lưu động diễn ra như sau: hình thái tiền tệ -> hình thái vật tư hàng hóa dự trữ -> bán thành phẩm và thành phẩm.
Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi hàng hóa được tiêu thụ, vốn lưu động sẽ lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát.
Như vậy, hiểu về đặc thù hai bộ phận của nguồn vốn vay kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp biết tính toán để huy động và sử dụng vốn đúng đắn. Để từ đó, hoạt động kinh doanh mới đạt được mục đích sinh lời.
1. Tìm hiểu về bộ phận vốn cố định trong nguồn vốn kinh doanh
Vốn cố định là một bộ phận trong nguồn vốn kinh doanh được ứng ra để hình thành nên tài sản cố định cho doanh nghiệp. Nó được tham gia vào chu kỳ sản xuất bởi có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất.
Trong kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển dần từng phần. Khi đó, tính năng, công suất và của tài sản cố định bị giảm dần do hao mòn. Lúc này, vốn cố định được tách thành hai phần gồm:
- Một phần tương ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm bằng hình thức khấu hao. Nó được tích lũy thành quỹ khấu hao sau khi hàng hóa được tiêu thụ và được dùng để tái sản xuất tài sản cố định.
- Một phần còn lại được giữ trong hình thái của tài sản cố định. Bộ phận này không ngừng giảm đi vốn cố định. Nó hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết hạn sử dụng và khi giá trị thực tế ban đầu được thu hồi toàn bộ.
Vốn cố định được luân chuyển thành từng phần trong quá trình kinh doanh
2. Tìm hiểu bộ phận vốn lưu động trong nguồn vốn kinh doanh
Trong nguồn vốn kinh doanh, vốn lưu động là bộ phận được ứng ra để mua sắm tài sản lưu động và tài sản lưu thông. Nhằm mục đích phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục.
Bộ phận vốn này được biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản ở khâu dự trữ sản xuất: nguyên vật liệu chính và phụ, nhiên liệu, công cụ,...
- Tài sản ở khâu sản xuất: sản phẩm đang được chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ,...
Không giống như tài sản cố định, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm. Vì thế, giá trị của nó cũng được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ quyết định việc quản lý và thu hồi vốn lưu động.
Vòng tuần hoàn của vốn lưu động diễn ra như sau: hình thái tiền tệ -> hình thái vật tư hàng hóa dự trữ -> bán thành phẩm và thành phẩm.
Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi hàng hóa được tiêu thụ, vốn lưu động sẽ lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát.
Như vậy, hiểu về đặc thù hai bộ phận của nguồn vốn vay kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp biết tính toán để huy động và sử dụng vốn đúng đắn. Để từ đó, hoạt động kinh doanh mới đạt được mục đích sinh lời.