- Tham gia
- 4/11/19
- Bài viết
- 62
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Hóa đơn chuyển đổi có giá trị pháp lý không là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp. Mặc dù khi sử dụng hóa đơn điện tử, các nghiệp vụ được thực hiện trên phần mềm nhưng vẫn có những trường hợp cần sử dụng chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề xoay quanh hóa đơn điện tử chuyển đổi.
1. Hóa đơn điện tử chuyển đổi là gì và sử dụng để làm gì?
Hóa đơn điện tử chuyển đổi được hiểu là bản hóa đơn giấy được chuyển từ file hóa đơn điện tử gốc. Một số trường hợp cần sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi bao gồm:
Một số trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để lưu trữ.
2. Nguyên tắc chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, người bán được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để phục vụ cho các mục đích như chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong vận chuyển, lưu thông. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử chuyển đổi theo mục đích này chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần.
3. Hóa đơn chuyển đổi có giá trị pháp lý không?
Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính có quy định về hiệu lực của một số văn bản pháp luật đến hết ngày 31/10/2020, trong đó có Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, trước ngày 1/11/2020, doanh nghiệp vẫn được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy áp dụng theo Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Tuy nhiên, từ 1/11/2020, Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chỉ được phép áp dụng quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo chứng từ giấy căn cứ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Từ ngày 1/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi chỉ có giá trị lưu trữ.
Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 10 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị để lưu trữ, ghi sổ, theo dõi quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch và thanh toán (trừ trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với với hệ thống dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này).
4. Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, với trường hợp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy sử dụng cho mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần có chữ ký người đại diện pháp luật và đóng dấu của người bán, chữ ký của người thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp người bán chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật kế toán thì có thể không cần chữ ký và dấu của người bán, tuy nhiên vẫn cần chữ ký của người thực hiện chuyển đổi.
1. Hóa đơn điện tử chuyển đổi là gì và sử dụng để làm gì?
Hóa đơn điện tử chuyển đổi được hiểu là bản hóa đơn giấy được chuyển từ file hóa đơn điện tử gốc. Một số trường hợp cần sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi bao gồm:
- Trong quá trình lưu thông hàng hóa, đơn vị cần chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
- Khách hàng yêu cầu lấy chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.
- Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa của doanh nghiệp bị kiểm tra, cần xuất trình giấy tờ, hóa đơn liên quan đến hàng hóa.
- Doanh nghiệp cần chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để kẹp vào các chứng từ thanh toán hoặc phục vụ cho các mục đích nội bộ khác.
- Sử dụng để lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật kế toán.
2. Nguyên tắc chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, người bán được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để phục vụ cho các mục đích như chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong vận chuyển, lưu thông. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử chuyển đổi theo mục đích này chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần.
3. Hóa đơn chuyển đổi có giá trị pháp lý không?
Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính có quy định về hiệu lực của một số văn bản pháp luật đến hết ngày 31/10/2020, trong đó có Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, trước ngày 1/11/2020, doanh nghiệp vẫn được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy áp dụng theo Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Tuy nhiên, từ 1/11/2020, Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chỉ được phép áp dụng quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo chứng từ giấy căn cứ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Từ ngày 1/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi chỉ có giá trị lưu trữ.
Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 10 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị để lưu trữ, ghi sổ, theo dõi quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch và thanh toán (trừ trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với với hệ thống dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này).
4. Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, với trường hợp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy sử dụng cho mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần có chữ ký người đại diện pháp luật và đóng dấu của người bán, chữ ký của người thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp người bán chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật kế toán thì có thể không cần chữ ký và dấu của người bán, tuy nhiên vẫn cần chữ ký của người thực hiện chuyển đổi.