- Tham gia
- 22/12/19
- Bài viết
- 252
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Nhận hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật, nhiều kế toán băn khoăn về tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 78 và Nghị định 123. Kế toán cần lưu ý các quy định này để thực hiện xuất hóa đơn bán ra, nhận hóa đơn đầu vào hợp lệ từ phía nhà cung cấp.
1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn
Từ 1/7/2022, hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc nên các quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Cụ thể, theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:
1.1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán hàng hóa
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng hàng hóa từ người bán sang người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
1.2. Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, bất kể trường hợp đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định là thời điểm thu tiền.
1.3. Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác
- Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ số lượng lớn, phát sinh thường xuyên và cần có thời gian đối soát
Các trường hợp này có thể kể đến vận tải hàng không, cung cấp điện, nước, dịch vụ truyền hình, bưu chính viễn thông,... thì thời điểm lập hóa đơn được xác định là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên, nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày bắt đầu từ ngày kết thúc kỳ quy ước.
- Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các bên nhưng không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt
Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, bất kể đã thu được tiền hay chưa.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác, thời điểm lập hóa đơn điện tử được quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
2. Hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật có hợp lệ không?
Như vậy, theo các quy định nêu trên về thời điểm lập hóa đơn điện tử, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản khác liên quan không cấm xuất hóa đơn ngày chủ nhật.
Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động 2019 quy định người lao động được phép làm thêm vào ngày chủ nhật. Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và xuất hóa đơn vào ngày này là hoàn toàn hợp lý.
Vì vậy, xuất hóa đơn vào ngày chủ nhật là hợp pháp, việc nhận hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật cũng hoàn toàn hợp lệ.
3. Giao dịch ngày chủ nhật nhưng xuất hóa đơn ngày khác được không?
Hoạt động giao dịch mua bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ phát sinh vào ngày chủ nhật nhưng lập hóa đơn vào ngày khác có thể bị liệt kê vào hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm. Tại Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Ngoài ra, nếu không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, người bán có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, trừ hành vi được quy định chi tiết tại Điểm b, Khoản 2 của Điều này.
Như vậy, hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật vẫn hợp pháp, hợp lệ nếu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Kế toán cần lưu ý xuất hóa đơn đúng thời điểm, đúng quy định để tránh bị phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn
Từ 1/7/2022, hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc nên các quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Cụ thể, theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:
1.1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán hàng hóa
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng hàng hóa từ người bán sang người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
1.2. Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, bất kể trường hợp đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định là thời điểm thu tiền.
1.3. Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác
- Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ số lượng lớn, phát sinh thường xuyên và cần có thời gian đối soát
Các trường hợp này có thể kể đến vận tải hàng không, cung cấp điện, nước, dịch vụ truyền hình, bưu chính viễn thông,... thì thời điểm lập hóa đơn được xác định là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên, nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày bắt đầu từ ngày kết thúc kỳ quy ước.
- Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các bên nhưng không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt
Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, bất kể đã thu được tiền hay chưa.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác, thời điểm lập hóa đơn điện tử được quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
2. Hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật có hợp lệ không?
Như vậy, theo các quy định nêu trên về thời điểm lập hóa đơn điện tử, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản khác liên quan không cấm xuất hóa đơn ngày chủ nhật.
Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động 2019 quy định người lao động được phép làm thêm vào ngày chủ nhật. Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và xuất hóa đơn vào ngày này là hoàn toàn hợp lý.
Vì vậy, xuất hóa đơn vào ngày chủ nhật là hợp pháp, việc nhận hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật cũng hoàn toàn hợp lệ.
3. Giao dịch ngày chủ nhật nhưng xuất hóa đơn ngày khác được không?
Hoạt động giao dịch mua bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ phát sinh vào ngày chủ nhật nhưng lập hóa đơn vào ngày khác có thể bị liệt kê vào hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm. Tại Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Ngoài ra, nếu không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, người bán có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, trừ hành vi được quy định chi tiết tại Điểm b, Khoản 2 của Điều này.
Như vậy, hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật vẫn hợp pháp, hợp lệ nếu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Kế toán cần lưu ý xuất hóa đơn đúng thời điểm, đúng quy định để tránh bị phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.