Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Học Kế Toán Doanh Nghiệp Và Khai Báo Thế Cho Người Mới Bắt Đầu `- Trung Tâm GEC

duong1231

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/1/22
Bài viết
175
Thích
0
Điểm
16
#1
Không giống như nhiều vị trí làm việc khác, vị trí kế toán doanh nghiệp mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng lại có đóng góp không nhỏ trong quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các tiêu chí được đặt ra khi tuyển dụng, chọn lựa ứng viên cho vị trí công việc này nhìn chung khá khắt khe và đòi hỏi trình độ chuyên môn.

Kế toán doanh nghiệp là gì?


Đầu tiên, chúng ta cùng xem thử kế toán doanh nghiệp trong kế toán là gì? Kế toán doanh nghiệp là người thực hiện những việc như thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại các doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp đã được chia thành hai bộ phận chính là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Kế toán thuế chịu trách nhiệm giúp doanh nghiệp vận hành theo đúng quy định, chế tài của pháp luật sở tại hiện hành. Đây là bộ phận đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước cũng như có thể tiếp cận kịp thời, chính xác với các chính sách, ưu đãi mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ hay kế toán quản trị, là bộ phận có trách nhiệm tập hợp tất cả những phát sinh trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp để cho ra số liệu chính xác với quá trình hoạt động thực của doanh nghiệp.

Vai trò của kế toán doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, kế toán là một phần không thể thiếu, bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế tài chính tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kế toán còn có vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu chủ doanh nghiệp trong quá trình lên kế hoạch, ra quyết định cũng như trong quá trình thanh kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Công việc của kế toán doanh nghiệpNhiệm vụ cơ bản nhất của một kế toán doanh nghiệp là thu thập các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng để làm cơ sở cho việc xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận, hạch toán các bút toán kế toán cũng như chi trả và thu hồi tiền cho doanh nghiệp.

Các chứng từ kế toán sau khi kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký phải được sắp xếp, lưu trữ cẩn thận, khoa học, tuân thủ nguyên tắc kế toán, quy định của cơ quan Thuế. Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp còn chịu trách nhiệm lập các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình lên kế hoạch, ra quyết định của lãnh đạo cũng như để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Định kỳ (tháng, quý, năm), tiến hành kê khai, lập các báo cáo thuế, báo cáo kế toán, để nộp cho cơ quan thuế, tiến hành nộp thuế (nếu có phát sinh) vào ngân sách đúng thời gian quy định.

Báo cáo thuế là gì?


Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng đầu ra.

Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết.

Vậy, báo cáo thuế gồm những gì? Báo cáo thuế là làm gì? báo cáo thuế gồm các vấn đề như sau:

Các loại tờ khai phải nộp định kỳ theo tháng hay quý :
Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp hàng tháng hay quý.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
Tính và thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) hàng quý.
Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân hàng tháng hay quý.
Tiền thuế phát sinh (nếu có)
 

Đối tác

Top