Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Học Kế Toán Trưởng - Trung Tâm Đào Tạo GEC

duong1231

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/1/22
Bài viết
175
Thích
0
Điểm
16
#1
Kế toán trong doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, vậy nên trách nhiệm của một kế toán trưởng càng vô cùng quan trọng. Nếu bạn chưa biết kế toán trưởng là gì, cơ hội nghề nghiệp của ngành này hiện nay như thế nào, cũng như cách để trở thành một kế toán trưởng giỏi thì đừng bỏ qua bài viết này.

Kế toán trưởng là gì? Cơ hội nghề nghiệp




Đầu tiên, mình sẽ giải thích thuật ngữ kế toán trưởng trong bộ phận kế toán là gì. Kế toán trưởng (hay còn gọi là Chief Accountant) là một quản lý cấp cao, người đứng đầu trong bộ phận kế toán của một đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…

Kế toán trưởng là thuật ngữ được dùng cho những người được Bộ tài chính cấp phép. Họ là những người chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính cho các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ giám sát công việc của chuyên gia tài chính và họ sẽ làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính - CFO.

Qua đó, bạn cũng có thể thấy được cơ hội nghề nghiệp của vị trí này rất lớn khi hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến. Tuy nhiên để được cất nhắc lên kế toán trưởng, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm thực tế.

Học gì để làm kế toán trưởng
Điều kiện trở thành kế toán trưởng là không thuộc các trường hợp không được làm kế toán tại Điều 52 Luật Kế toán 2015, Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Kế toán 2015 gồm:

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng


Một câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được là: “Kế toán trưởng có vai trò quan trọng và to lớn trong doanh nghiệp vậy những người làm kế toán trưởng có quyền gì?” Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bên dưới để thấy rõ được quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán trưởng trong các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh.

Quyền hạn
Kế toán trưởng là vị trí có quyền hạn độc lập đối với các công việc kế toán, tài chính. Kế toán trưởng tại những cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn nhà nước còn có quyền đưa ra ý kiến với lãnh đạo đơn vị (có thể là giám đốc hay trưởng phòng pháp lý) về việc thay đổi, luân chuyển, tuyển dụng nhân sự, hoặc đề xuất khen thưởng, kỷ luật; yêu cầu nhân viên kế toán cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu tài chính kế toán. Khi ý kiến về các vấn đề liên quan đến chuyên môn kế toán của kế toán trưởng khác, kế toán trưởng có quyền giữ ý kiến của riêng mình.

Trách nhiệm
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người lập các báo cáo về hoạt động tài chính cho doanh nghiệp.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như đảm bảo các hoạt động kế toán, thuế, tài chính của doanh nghiệp là phù hợp và cập nhật đúng với quy định của pháp luật.

Thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng
Theo khoản 4, điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn:

“Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2, điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.”

Vậy nên sau 5 năm học viên muốn được cấp lại chứng chỉ thì phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.
 

Đối tác

Top