Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hướng dẫn cách rặn đẻ nhanh, đỡ đau cho mẹ bầu

satchobabauchelaferrforte

Thành viên cấp 1
Tham gia
12/9/20
Bài viết
1,172
Thích
5
Điểm
38
Nơi ở
hà nội
Website
satbabau.vn
#1
Thực hiện rặn đẻ đúng cách không chỉ giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng mà còn tiết kiệm sức lực cho sản phụ. Rặn không đúng cách khiến cho quá trình sinh kéo dài gây mất sức cho mẹ, còn làm tăng nguy cơ khiến em bé bị ngạt vì không ra ngoài kịp thời. Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ cách rặn đẻ không đau giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn và giảm thiểu các rủi ro khi sinh nở.

Hướng dẫn cách rặn đẻ nhanh, đỡ đau cho mẹ bầu
Thực hiện cách rặn đẻ không đau dưới đây sẽ giúp mẹ trải qua quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng hơn:
  • Chuẩn bị sinh, sản phụ sẽ được đưa nằm trên bàn sinh. Hãy nằm ở tư thế đầu cao ở một góc khoảng 45 độ, nâng mông hơi cao lên trên. Hai chân đạp vào bàn đỡ, hai tay nắm lấy hai thành của bàn sinh.
  • Khi bắt đầu cảm nhận cơn gò tử cung, mẹ cần chú ý hít một hơi thật sâu, sau đó dồn hơi rặn mạnh để hơi dồn vào vùng bụng dưới, không dồn hơi lên trên mặt.
  • Khi mẹ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau thì có thể hít một hơi khác và tiếp tục rặn cho tới khi không còn thấy đau nữa.
  • Cố gắng dồn hơi xuống bụng và không kêu la, phát ra âm thanh bởi hành động này rất mất sức.
  • Khi có thời gian nghỉ giữa hai cơn gò, mẹ cần bình tĩnh, thư giãn, hít vào thở ra đều đặn để chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.
  • Rặn khi có cơn co tử cung mới là cách rặn đẻ nhanh và hiệu quả. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn và lực đẩy của hộ sinh sẽ giúp em bé ra đời tự nhiên, dễ dàng.
  • Quá trình sau sinh nở sản phụ và em bé sẽ bước vào giai đoạn ở cữ. Lúc này gia đình nên chú ý những kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ hữu ích kết hợp với những chú ý chuẩn khoa học để áp dụng; Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ, áp dụng các kiêng cữ sau sinh đúng cách để mẹ hồi phục sức khỏe tốt và phòng tránh các bệnh lý hậu sản sau này.

Bí quyết giúp mẹ vượt cạn dễ dàng, an toàn
Chú ý một số điều như sau sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn, rặn đẻ cũng không tốn sức quá nhiều:
Tạo thói quen vận động, tập luyện đều đặn trong thai kỳ

Đây là một trong những bí quyết giúp nhiều mẹ bầu sinh nở không đau, rất đơn giản mà hiệu quả. Việc vận động hàng ngày không chỉ giúp mẹ và em bé khỏe mạnh hơn mà còn để cơ thể mẹ thích nghi và quen dần với những thay đổi của em bé khi lớn lên và sẵn sàng cho khoảnh khắc vượt cạn sau này. Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 30 phút để đi bộ hoặc tập luyện thể dục. Điều này sẽ làm giảm cơn đau do xương và cơ giãn từ từ, hỗ trợ chuyển dạ nhanh và giúp mẹ bớt đau, rặn đẻ không mất sức.

Tập thở để trải qua quá trình vượt cạn nhanh chóng, dễ dàng


Tập thở nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây lại là hành động rất quan trọng trong quá trình chuyển dạ. Mẹ cần học cách hít thở sâu ngay từ khi còn đang bầu bí. Thở sâu giúp tăng cường lưu thông máu và khí tốt hơn, giúp mẹ không bị hụt hơi khi đang trong quá trình sinh. Thở sâu cũng là cách giúp mẹ bình tĩnh lại, giảm cảm giác đau khi sinh.

Dành thời gian để ăn và uống nước trước khi lên bàn sinh


Cung cấp năng lượng đầy đủ là điều quan trọng đối với mẹ sinh thường. Lúc này, mẹ nên ăn nhiều thục phẩm chứa carb và đạm như bánh mỳ, cơm, bánh quy.. hoặc dùng nước trái cây bổ sung vitamin và khoáng chất. Trong quá trình vượt cạn, hãy yêu cầu bác sĩ cung cấp nước nếu mẹ cảm thấy khát. Việc ăn uống đầy đủ trước khi sinh giúp mẹ có sức và tránh tình trạng tụt huyết áp.

Thực hiện rặn đẻ đúng cách kết hợp với nhịp thở


Theo hướng dẫn trên, mẹ đã biết cách rặn đẻ nhanh thực hiện như thế nào rồi. Thông thường trên bàn sinh sản phụ sẽ được các nữ hộ sinh hướng dẫn rặn đẻ sao cho đúng. Hãy thực hiện từng nhịp rặn theo cơn gò tử cung và kết hợp với nhịp thở sâu như từng luyện tập, quá trình sinh sẽ diễn ra rất nhanh nếu mẹ thực hiện đúng các bước này, bởi vậy đừng quá lo lắng.

Sau khoảng thời gian sinh nở sẽ khiến cơ thể mẹ bị kiệt sức, mệt mỏi và cần một khoảng thời gian tịnh dưỡng dài với chế độ ăn ngủ nghỉ ngơi điều độ. Bên cạnh chế độ bổ sung dinh dưỡng đủ chất với các món ngon kiêng cữ, mẹ cũng cần tăng cường sắt và canxi cho mẹ sau sinh với viên uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể sau sinh. Bổ sung viên uống sẽ hỗ trợ sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh để bù lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở, đồng thời giúp mẹ phòng tránh nhiều bệnh lý hay gặp ở mẹ sau sinh hiệu quả.

Cách rặn đẻ đúng sẽ giúp cho các thai phụ có được quá trình vượt cạn dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cách hít thở và rặn đẻ khi sinh. Chúc mẹ sinh nở thuận lợi, mẹ khỏe, bé ngoan.
 

satchobabauchelaferrforte

Thành viên cấp 1
Tham gia
12/9/20
Bài viết
1,172
Thích
5
Điểm
38
Nơi ở
hà nội
Website
satbabau.vn
#2
Những việc mẹ sau sinh nên kiêng để bảo vệ sức khỏe
Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ sau sinh đúng cách, mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Mẹ có thể dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn. Do vậy những việc nên kiêng khi chăm sóc bà bầu sau khi sinh bao gồm:
  • Không nịt bụng sớm: Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh quá sớm để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.
  • Tránh sử dụng các thức ăn gây hại hệ tiêu hóa: Thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn… vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng… đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
  • Không quan hệ tình dục quá sớm: Mẹ sau sinh cần 6 tuần đối với mẹ sinh thường và 8-10 tuần đối với mẹ sinh mổ để hồi phục. Quan hệ vợ chồng quá sớm sẽ khiến tổn thương tử cung của mẹ.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Sau sinh, mẹ tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Tránh căng thẳng: Nếu mẹ mệt mỏi căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Căng thẳng kéo dài có thể khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Ngoài những việc nên tránh trong thời gian ở cữ thì mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp sau sinh để nhanh phục hồi sức khỏe và mang lại nguồn sữa chất lượng cho con lớn khôn.
 

Đối tác

Top