Lam sóng gỗ nhựa không chỉ là vật liệu trang trí nội thất hiện đại mà còn mang đến vẻ đẹp sang trọng và sự bền bỉ vượt thời gian. Với ưu điểm dễ thi công, chống ẩm mốc, và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, gỗ nhựa ốp tường lam sóng ngày càng được ưa chuộng. Trong bài viết này, INNO LIVING sẽ hướng dẫn chi tiết cách thi công lam sóng gỗ nhựa ốp tường trong nhà, giúp bạn hoàn thiện không gian nội thất một cách chuyên nghiệp.
1. Lam sóng gỗ nhựa là gì?
Lam sóng gỗ nhựa là vật liệu composite, kết hợp giữa bột gỗ và nhựa tổng hợp. Với cấu trúc đặc trưng gồm các sóng đều đặn, sản phẩm này được sử dụng phổ biến để ốp tường hoặc trần, tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Ưu điểm nổi bật của lam sóng gỗ nhựa
Độ bền cao: Chống cong vênh, mối mọt, và ẩm mốc.
Thẩm mỹ vượt trội: Tạo vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và gần gũi với thiên nhiên.
Dễ thi công: Trọng lượng nhẹ, dễ cắt gọt và lắp đặt.
An toàn và thân thiện: Không chứa hóa chất độc hại, phù hợp cho không gian sống.
2. Hướng Dẫn Thi Công Lam Sóng Gỗ Nhựa Ốp Tường Trong Nhà
Để thi công lam sóng gỗ nhựa đạt hiệu quả cao, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Chuẩn Bị Vật Liệu Và Dụng Cụ
Vật liệu cần có:
- Tấm lam sóng gỗ nhựa theo kích thước và màu sắc phù hợp với không gian.
- Đinh vít hoặc đinh chuyên dụng phù hợp với vật liệu tường và lam sóng.
- Khung xương (nếu cần): Nếu tường bị ẩm hoặc không bằng phẳng, cần lắp khung xương bằng gỗ hoặc kim loại để hỗ trợ cố định lam sóng.
Dụng cụ cần thiết:
Máy khoan, máy cắt, thước đo, búa cao su, ke nẹp inox, keo tibon, máy laser và thiết bị bảo hộ (găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang).
Bước 2: Khảo Sát Và Chuẩn Bị Bề Mặt Tường
Đo đạc diện tích lắp đặt bằng các dụng cụ như máy laser, thước đo, bút đánh dấu… và ghi lại các chỉ số sao cho chính xác nhất.
Đảm bảo phần tường cần ốp bằng phẳng, sạch sẽ, không bị bong tróc hay thấm nước. Lau sạch bụi bẩn và xử lý các vết nứt (nếu có) bằng keo hoặc vữa chuyên dụng. Điều này đảm bảo cho keo và tấm ốp lam sóng có độ bám dính tốt nhất.
Bước 3: Lắp Đặt Khung Xương (nếu tường ẩm hoặc không bằng phẳng)
Dùng thước đo và bút để đánh dấu vị trí khung xương. Gắn khung xương lên tường bằng vít, đảm bảo khung cố định chắc chắn và thẳng hàng.
Khoảng cách giữa các thanh khung thường dao động từ 40-60 cm, tùy thuộc vào kích thước và độ dày của tấm lam sóng. Cần đảm bảo độ dày của các thanh xương đều nhau và được lắp đặt thẳng hàng để các tấm ốp không bị lệch.
Bước 4: Lắp đặt tấm ốp lam sóng gỗ nhựa
Cắt tấm lam sóng: Sử dụng máy cắt để cắt tấm lam sóng theo kích thước đã đo. Lưu ý cắt chính xác để tránh lãng phí vật liệu.
Trường hợp có khung xương:
Sau khi khung xương đã được cố định chắc chắn trên bề mặt tường, chúng ta bôi keo chuyên dụng lên bề mặt các thanh xương. Tiếp theo, ốp tấm lam sóng gỗ nhựa, giữ định hình giữa tấm ốp bằng các kẹp inox chuyên dụng. Bắn vít từ ngoài vào thanh xương bằng vít.
Nếu khung xương bằng gỗ, chúng ta có thể bắn đinh trực tiếp mà không cần dùng kẹp inox.
Trường hợp ốp trực tiếp lên tường:
- Để gắn tấm ốp lam sóng đầu tiên, chúng ta dùng thước hoặc dây dọi đánh dấu vị trí của tấm đầu tiên trên tường. Lấy vị trí bắn bách để liên kết các tấm ốp với nhau. Dùng khoan để lấy lỗ bắn, sau đó lắp tích kê vào.
- Cố định tấm đầu tiên với tường bằng cách dùng vít bắn vào tích kê đã khoan trước đó hoặc đóng đinh bê tông thông qua kẹp inox.
- Để thi công các tấm lam sóng tiếp theo, dùng hèm dương của tấm tiếp theo bôi keo sau đó đẩy vào hèm âm của tấm trước đó, cố định bằng kẹp inox như cũ.
- Tiếp tục thực hiện cho đến tấm cuối cùng.
Bước 5: Hoàn Thiện Công Trình
Lắp thêm các phụ kiện như phào chỉ để che đi các khuyết điểm của tấm ốp tường như khe hở 2 miếng ghép, góc ngoài, góc trong… Kiểm tra lại toàn bộ tường ốp, đảm bảo không có khoảng hở hay sai lệch trong các khớp nối.
Lau sạch bề mặt tấm lam sóng để loại bỏ keo thừa và bụi bẩn.
3. Một Số Lưu Ý Khi Thi Công Lam Sóng Gỗ Nhựa
Chọn vật liệu chất lượng cao: Lam sóng gỗ nhựa kém chất lượng có thể bị phai màu, cong vênh hoặc nứt gãy sau một thời gian sử dụng.
Thi công cẩn thận: Đảm bảo các tấm lam sóng được gắn chắc chắn và thẳng hàng, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền.
Bảo quản sau khi thi công: Hạn chế tác động mạnh hoặc sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh lên bề mặt gỗ nhựa.
Thi công lam sóng gỗ nhựa ốp tường trong nhà không chỉ nâng tầm thẩm mỹ không gian sống mà còn đảm bảo độ bền bỉ lâu dài. Với quy trình chi tiết trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay hoặc giám sát đội thi công để đạt được kết quả như mong muốn.
Để đảm bảo công trình chất lượng và tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay INNO LIVING - Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp vật liệu gỗ nhựa cao cấp và dịch vụ thi công chuyên nghiệp, mang đến không gian sống hoàn hảo cho bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.
Hotline: 0938 221 363
Tham khảo: https://innoliving.vn/huong-dan-thi-cong-lam-song-go-nhua-op-tuong-trong-nha/
1. Lam sóng gỗ nhựa là gì?
Lam sóng gỗ nhựa là vật liệu composite, kết hợp giữa bột gỗ và nhựa tổng hợp. Với cấu trúc đặc trưng gồm các sóng đều đặn, sản phẩm này được sử dụng phổ biến để ốp tường hoặc trần, tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Ưu điểm nổi bật của lam sóng gỗ nhựa
Độ bền cao: Chống cong vênh, mối mọt, và ẩm mốc.
Thẩm mỹ vượt trội: Tạo vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và gần gũi với thiên nhiên.
Dễ thi công: Trọng lượng nhẹ, dễ cắt gọt và lắp đặt.
An toàn và thân thiện: Không chứa hóa chất độc hại, phù hợp cho không gian sống.
2. Hướng Dẫn Thi Công Lam Sóng Gỗ Nhựa Ốp Tường Trong Nhà
Để thi công lam sóng gỗ nhựa đạt hiệu quả cao, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Chuẩn Bị Vật Liệu Và Dụng Cụ
Vật liệu cần có:
- Tấm lam sóng gỗ nhựa theo kích thước và màu sắc phù hợp với không gian.
- Đinh vít hoặc đinh chuyên dụng phù hợp với vật liệu tường và lam sóng.
- Khung xương (nếu cần): Nếu tường bị ẩm hoặc không bằng phẳng, cần lắp khung xương bằng gỗ hoặc kim loại để hỗ trợ cố định lam sóng.
Dụng cụ cần thiết:
Máy khoan, máy cắt, thước đo, búa cao su, ke nẹp inox, keo tibon, máy laser và thiết bị bảo hộ (găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang).
Bước 2: Khảo Sát Và Chuẩn Bị Bề Mặt Tường
Đo đạc diện tích lắp đặt bằng các dụng cụ như máy laser, thước đo, bút đánh dấu… và ghi lại các chỉ số sao cho chính xác nhất.
Đảm bảo phần tường cần ốp bằng phẳng, sạch sẽ, không bị bong tróc hay thấm nước. Lau sạch bụi bẩn và xử lý các vết nứt (nếu có) bằng keo hoặc vữa chuyên dụng. Điều này đảm bảo cho keo và tấm ốp lam sóng có độ bám dính tốt nhất.
Bước 3: Lắp Đặt Khung Xương (nếu tường ẩm hoặc không bằng phẳng)
Dùng thước đo và bút để đánh dấu vị trí khung xương. Gắn khung xương lên tường bằng vít, đảm bảo khung cố định chắc chắn và thẳng hàng.
Khoảng cách giữa các thanh khung thường dao động từ 40-60 cm, tùy thuộc vào kích thước và độ dày của tấm lam sóng. Cần đảm bảo độ dày của các thanh xương đều nhau và được lắp đặt thẳng hàng để các tấm ốp không bị lệch.
Bước 4: Lắp đặt tấm ốp lam sóng gỗ nhựa
Cắt tấm lam sóng: Sử dụng máy cắt để cắt tấm lam sóng theo kích thước đã đo. Lưu ý cắt chính xác để tránh lãng phí vật liệu.
Trường hợp có khung xương:
Sau khi khung xương đã được cố định chắc chắn trên bề mặt tường, chúng ta bôi keo chuyên dụng lên bề mặt các thanh xương. Tiếp theo, ốp tấm lam sóng gỗ nhựa, giữ định hình giữa tấm ốp bằng các kẹp inox chuyên dụng. Bắn vít từ ngoài vào thanh xương bằng vít.
Nếu khung xương bằng gỗ, chúng ta có thể bắn đinh trực tiếp mà không cần dùng kẹp inox.
Trường hợp ốp trực tiếp lên tường:
- Để gắn tấm ốp lam sóng đầu tiên, chúng ta dùng thước hoặc dây dọi đánh dấu vị trí của tấm đầu tiên trên tường. Lấy vị trí bắn bách để liên kết các tấm ốp với nhau. Dùng khoan để lấy lỗ bắn, sau đó lắp tích kê vào.
- Cố định tấm đầu tiên với tường bằng cách dùng vít bắn vào tích kê đã khoan trước đó hoặc đóng đinh bê tông thông qua kẹp inox.
- Để thi công các tấm lam sóng tiếp theo, dùng hèm dương của tấm tiếp theo bôi keo sau đó đẩy vào hèm âm của tấm trước đó, cố định bằng kẹp inox như cũ.
- Tiếp tục thực hiện cho đến tấm cuối cùng.
Bước 5: Hoàn Thiện Công Trình
Lắp thêm các phụ kiện như phào chỉ để che đi các khuyết điểm của tấm ốp tường như khe hở 2 miếng ghép, góc ngoài, góc trong… Kiểm tra lại toàn bộ tường ốp, đảm bảo không có khoảng hở hay sai lệch trong các khớp nối.
Lau sạch bề mặt tấm lam sóng để loại bỏ keo thừa và bụi bẩn.
3. Một Số Lưu Ý Khi Thi Công Lam Sóng Gỗ Nhựa
Chọn vật liệu chất lượng cao: Lam sóng gỗ nhựa kém chất lượng có thể bị phai màu, cong vênh hoặc nứt gãy sau một thời gian sử dụng.
Thi công cẩn thận: Đảm bảo các tấm lam sóng được gắn chắc chắn và thẳng hàng, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền.
Bảo quản sau khi thi công: Hạn chế tác động mạnh hoặc sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh lên bề mặt gỗ nhựa.
Thi công lam sóng gỗ nhựa ốp tường trong nhà không chỉ nâng tầm thẩm mỹ không gian sống mà còn đảm bảo độ bền bỉ lâu dài. Với quy trình chi tiết trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay hoặc giám sát đội thi công để đạt được kết quả như mong muốn.
Để đảm bảo công trình chất lượng và tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay INNO LIVING - Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp vật liệu gỗ nhựa cao cấp và dịch vụ thi công chuyên nghiệp, mang đến không gian sống hoàn hảo cho bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.
Hotline: 0938 221 363
Tham khảo: https://innoliving.vn/huong-dan-thi-cong-lam-song-go-nhua-op-tuong-trong-nha/