Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hướng dẫn phân biệt giữa bánh căn và bánh khọt Phan Thiết

sgtourism176

Thành viên cấp 1
Tham gia
28/10/22
Bài viết
14
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
122 đường Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình
Website
sgtourism.vn
#1

1. Điểm độc đáo của bánh căn Phan Thiết

1.1. Về màu sắc

Bánh căn Phan Thiết được nhuộm màu vàng chứ không phải màu trắng như bánh căn Đà Lạt. Để có được màu vàng này, người làm bánh đã trộn lớp bột với lòng đỏ trứng.


Khi bánh được đúc chín dần dần sẽ đổ sang màu vàng vô cùng bắt mắt. Bạn có thể lựa chọn các loại nhân khác nhau như nhân thịt, nhân tôm hay nhân mực. Hầu hết các du khách thường gọi thêm nhân mực để thưởng thức hương vị bánh căn độc đáo của xứ biển.




1.2. Đậm đà hương vị nước chấm miền biển

Bạn sẽ ấn tượng ngay với nước chấm độc nhất vô nhị của bánh căn Phan Thiết. Nếu trước đây bạn chỉ ăn bánh căn với nước dùng xíu mại thì du lịch Phan Thiết bạn sẽ được phục vụ một chén nước cá kho.


Không phải bạn nghe nhầm đâu. Người Phan Thiết từng hoạt động đều gắn với vùng biển thân thương. Chính vì vậy, món bánh căn này ngoài sử dụng nhân tôm, nhân mực từ biển thì đến cả nước chấm cũng được làm từ cá kho.


Xem thêm: Tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm giá rẻ





Khi kêu một phần bánh căn Phan Thiết, bạn sẽ được phục vụ những cặp bánh vàng ươm đi kèm chén nước chấm cá kho thơm ngon. Người ta thường sử dụng cá nục hoặc cá ngân vì cá vừa thơm lại vừa bùi. Cùng với chén nước cá kho bạn sẽ được phục vụ thêm chén nước sốt đi kèm với vài viên xíu mại, da heo, trứng cút và xoài sống bào sợi.


Khi ăn, chỉ cần lấy bánh căn chấm vào nước chấm, thêm chút đậm đà của thịt cá, chút chua chua của xoài thì chẳng mấy chốc dĩa bánh căn sẽ hết sạch!

1.3. Khuôn đổ bánh mang đậm phong cách Chăm

Là một vùng mang đậm nét văn hóa Chăm nên khi vừa nhìn thấy khuôn đúc bánh căn Phan Thiết, không ít người sẽ nhận ra ngay phong cách này. Để làm bánh, người ta sử dụng một lò đất tròn to. Trên bền mặt lò đất được khoét thành những lỗ tròn với kích thước đều nhau.


Khuôn đổ bột là những chiếc chén có nắp cũng làm từ đất nung. Mỗi chiếc chén người ta sẽ để lên một lỗ và đổ bột vào từng bánh. Ở phần giữa của lò sẽ có những lỗ thông khói. Trước khi đổ bánh, người ta châm than cho thật nóng rồi mới cho khuôn lên lò.





Đổ bánh vào khuôn, người ta nhanh tay đậy nắp bánh lại cho chín thật đều. Khi chín, bánh hơi co lại, trên bền mặt có những lỗ khí nhỏ. Chỉ cần tách nhẹ là có thể lấy ra. Sau đó thêm hành và úp lại thành từng cặp và cho ra dĩa.

1.4. Vỏ bánh ngon nhờ có bí kíp

Không phải quán bánh căn Phan Thiết nào cũng biết cách làm cho bánh xốp và ăn không ngán. Để giúp khách hàng thưởng thức đặc sản Phan Thiết tròn vị nhất, người ta cũng đã mất rất nhiều công sức để có được nước bột như ý. Những người làm bánh căn Phan Thiết lâu năm cho hay, để có được một thau bột đem đổ bánh căn họ phải có sự chuẩn bị trước cả một đêm.


Bột gồm có 10 phần gạo tẻ trộn chung với một phần gạo nếp. Bột sau khi trộn được đem ngâm nước từ 6 đến 8 tiếng sau đó mới đem xay thành bột loãng. Một trong những bí quyết để tạo độ xốp mịn cho bánh đó chính là trong quá trình xay người ta cho thêm một chút cơm nguội. Cơm nguội sẽ giúp bánh dẻo hơn, mịn hơn và khi chín bung nở rất đẹp.





Chế bao nhiêu nước làm bánh cũng vô cùng quan trọng. Nếu lượng nước quá tay bình bánh sẽ không có độ săn và giòn như ý. Chính vì vậy, để thành phẩm là một cặp bánh căn Phan Thiết thơm ngon phục vụ du khách, người ta đã phải rất kỳ công với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.


Xem ngay: Tour Phan Thiết 3 ngày 2 đêm giá rẻ

1.5. Phân biệt bánh căn và bánh khọt

Nhiều người nhầm lẫn giữa bánh căn và bánh khọt vì có hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai loại bánh có sự khác nhau từ hương vị đến cách ăn và cả cách chế biển.


Tuy cùng được đổ vào khuôn có kích thương tương tự nhau nhau nếu đã từng nhìn cách đổ hai loại bánh này bạn sẽ nhận ra ngay.


Để làm được bánh khọt, người ta phải tráng một lớp dầu mỡ khá nhiều vào khuôn. Lửa để nung bánh khọt phải to sao cho dầu sôi ngập bánh giúp khi chín bánh được giòn.





Còn với bánh căn, người ta làm chín bánh mà không cần tới dầu mỡ. Bột được đổ vào khuôn đất và cứ thế nung tới khi nào bánh bung những lỗ khí và tỏa ra hương thơm của mùi gạo chín là được.
 

Đối tác

Top